nhằng giống hệt như vậy và cuộc hội thoại đã diễn ra trong bầu
không khí mà hai bên cứ cãi vã, sau đó quyết định là hòa giải
theo cách không hoàn toàn thoải mái. Một trong những trao đổi
theo mạch này thậm chí còn hơi dí dỏm. Bà Soss, bằng một giọng
ngọt ngào nhất có thể, thu hút sự chú ý của mọi người khi hỏi
về việc một trong các ứng cử viên của Hội đồng quản trị, ông
Frederick L. Hovde, hiệu trưởng trường Đại học Purdue, cựu chủ
tịch của Ban Cố vấn Khoa học Quân đội, chỉ sở hữu 10 cổ phiếu
của GE; bà cảm thấy Hội đồng quản trị phải bao gồm các cổ đông
sở hữu tỷ lệ cổ phiếu lớn hơn thế nhiều. Về vấn đề này, ông
Philippe, cũng với một giọng nói ngọt ngào không kém, chỉ ra
rằng công ty có hàng nghìn cổ đông chỉ sở hữu 10 hoặc ít hơn 10
cổ phiếu, bà Soss chính là một trong số đó và gợi ý có lẽ những
cổ đông nhỏ này cũng xứng đáng có một người trong số họ làm đại
diện trong Hội đồng quản trị. Bà Soss phải thừa nhận nước cờ
quá đẹp của vị chủ tịch. Trong một vấn đề khác, mặc dù cả hai
bên đều cố gắng duy trì thái độ hòa nhã nhưng diễn biến tiếp
sau lại không được như vậy. Một số cổ đông, trong đó có bà
Soss, chính thức đề xuất công ty nên áp dụng phương pháp bỏ
phiếu tích lũy khi bầu Hội đồng quản trị. Theo phương pháp bầu
dồn phiếu, một cổ đông có thể dành tất cả số phiếu của mình cho
một ứng viên thay vì trải đều ra cho toàn bộ ứng viên; theo đó,
một nhóm nhỏ cổ đông thiểu số sẽ có được cơ hội lớn hơn nhiều
khi bầu ra đại diện nhóm mình vào Hội đồng quản trị. Bầu dồn
phiếu, cho dù là một vấn đề gây tranh cãi trong các công ty
lớn, song rõ ràng là một ý tưởng cực kỳ hoàn hảo. Chính vì vậy,
đây là một yêu cầu bắt buộc đối với các công ty có mạng lưới
trên hơn 20 bang và có khoảng 400 công ty được niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán New York đang sử dụng phương pháp bỏ
phiếu này. Dù vậy, ông Phillippe thấy không cần thiết phải trả
lời ý kiến của bà Soss về phương pháp bầu dồn phiếu; thay vào
đó, ông bàn về bảng cân đối tài chính mà trước đó đã gửi cho
các cổ đông qua thư, trong đó điểm chính là sự có mặt của đại
diện của các nhóm lợi ích đặc biệt (được bầu ra theo phương
pháp bầu dồn phiếu) trong Hội đồng quản trị sẽ gây ảnh hưởng
bất đồng và chia rẽ. Dĩ nhiên, ông Phillippe không nói là ông
biết chắc chắn công ty có nhiều hơn số cổ đông được ủy nhiệm để
làm thất bại đề xuất này.</p>
<p class="calibre2">Một số công ty, hay có thể lấy ví dụ bằng
một số loài vật, luôn có những con mòng chỉ chuyên trách quấy
rối riêng họ chứ không ai khác và General Electric là một trong
số ấy. Trong ví dụ này, “con mòng” đó là Louis A. Brusati đến
từ Chicago; trong các cuộc họp diễn ra trong vòng 13 năm qua,
ông đã đề đạt tới 31 đề xuất nhưng đều bị phản đối với tỷ lệ
phản đối 97%, ủng hộ 3%. Tại Atlanta, ông Brusati, người đàn
ông có mái tóc muối tiêu, dáng vóc của một cầu thủ bóng đá, lại
có mặt nhưng lần này không phải với những đề xuất mà với những