NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 251

không vì những lời lăng mạ vừa rồi của một số kẻ bất bình mà

không tổ chức họp tại khu vực Trung Tây Hoa Kỳ này lần

tới.”</p>

<p class="calibre2">Theo công bố thì tiến sĩ Arkin đã không

giành được một ghế trong Hội đồng quản trị do bà chỉ nhận được

một phiếu, tương đương với 19.106 cổ phiếu sở hữu trên tổng số

400 triệu (tính cả phiếu bầu ủy quyền) cho mỗi ứng viên trong

danh sách bầu vào Hội đồng quản trị. (Bằng việc chấp thuận danh

sách đề cử, trên thực tế một người bỏ phiếu bằng ủy quyền có

thể phản đối việc bổ nhiệm, mặc dù anh ta không hề biết gì về

việc đó.) Và đó là toàn bộ diễn biến của cuộc họp thường niên

năm 1966 của công ty lớn nhất thế giới, đúng hơn là những gì

diễn ra cho tới 5 rưỡi chiều, khi toàn bộ cổ đông đã về gần

hết, chỉ còn vài trăm người ở lại và tôi phải chạy đến sân bay

để đáp chuyến bay quay trở về New York.</p>

<p class="calibre2">Cuộc họp của công ty AT&amp;T đọng lại

trong tôi nhiều suy nghĩ. Tôi cứ nghĩ các cuộc họp thường niên

có thể là thời điểm để thử thách tâm hồn của người hâm mộ chính

phủ dân chủ, đặc biệt khi anh ta tự cảm thấy một sự đồng cảm

hơi tội lỗi với vị chủ tịch đang bị tra tấn bởi hàng tá câu hỏi

của các cổ đông bên dưới. Các cổ đông chuyên nghiệp, trong

những thời khắc cuồng nộ nhất, lại trở thành vũ khí bí mật của

Hội đồng quản trị; một bà Soss và một bà Davis trong lúc ồn ào

nhất có thể biến quý ông Commodore Vanderbilt<a href="note:"

title="65. Cornelius Vanderbilt (1794 – 1877): Một trong số

những người giàu nhất trong lịch sử Mỹ, thường được gọi thân

mật là “Commodore Vanderbilt”, một ông vua tài chính và người

bác ái từ tâm, làm giàu từ ngành đường sắt và vận tải đường

thủy. Xuất thân nghèo khó, ít học, nhờ may mắn, chăm chỉ, thông

minh, ông đã vươn lên những vị trí cao nhất trong ngành thương

mại đường thủy nội địa và ngành đường sắt đang phát triển như

vũ bão. Ông được biết đến nhiều nhất với việc xây dựng đường

sắt Trung tâm Hoa Kỳ."><sup class="calibre4">65</sup></a> hay

Pierpont Morgan<a href="note:" title="66. Pierpont “J.P.”

Morgan (1837 – 1913): Nhà kinh doanh, tài chính, từ thiện và

sưu tập nghệ thuật người Mỹ, người có vai trò to lớn trong nền

tài chính và công nghiệp Hoa Kỳ cuối thế kỉ XIX, với việc sáp

nhập, sáng lập nhiều công ty sắt thép lớn, lập nên Tập đoàn

Thép Hoa Kỳ."><sup class="calibre4">66</sup></a> thành những

ông già nhã nhặn, biến ông trùm tư bản đương thời Kappel trở

thành một ông chồng bị vợ xỏ mũi không chừng trở thành người

chiến đấu cho quyền lợi của các cổ đông. Vào những thời khắc

đó, nhìn từ quan điểm thực tế, các cổ đông chuyên nghiệp trở

thành những đối thủ bất đồng ý kiến một cách thông minh. Mặt

khác, tôi nghĩ họ xứng đáng nhận được sự đồng cảm dù mọi người

có thể tin hoặc hoài nghi không biết họ có thuộc về phe có lý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.