NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 252

hay không, bởi vì họ ở vị thế đại diện cho một cử tri không

muốn có người đại diện. Thật khó tưởng tượng ai đó lại quá do

dự khi đòi hỏi quyền dân chủ của mình hay quá nghi ngờ bất kỳ

người nào cố gắng đòi hỏi những quyền ấy cho họ hơn các cổ đông

được “vỗ béo” bằng cổ tức. Và dĩ nhiên, ngày nay hầu hết các cổ

đông đều được vỗ béo quá triệt để.</p>

<p class="calibre2">Berle nói về tình trạng của việc nắm giữ cổ

phiếu hiện nay là “thụ động và tiếp nhận” hơn là “quản lý và

sáng tạo”. Tôi thì thấy dường như hầu hết các cổ đông ở Detroit

đều trông cậy vào công ty như trông cậy vào Ông già Tuyết đến

mức đã vượt ra khỏi sự tiếp nhận thụ động để chuyển sang thứ

tình cảm vờ vịt chủ động. Còn đối với các cổ đông chuyên

nghiệp, tôi thấy họ đã đảm nhiệm một công việc được giao phó

chẳng bổ béo gì, chẳng khác nào chỉ định trong số các giám đốc

điều hành trẻ tuổi của ngân hàng Chase ở Manhattan gia nhập

Liên đoàn Thanh niên Cộng sản.</p>

<p class="calibre2">Xét lời cảnh báo của chủ tịch Phillippe tới

các cổ đông của công ty General Electric tại Schenectady vào

năm 1965 và bản báo cáo về lực lượng đặc biệt với “đường lối

cứng rắn” của công ty, tôi cảm thấy mình cần phải tìm hiểu thêm

nên tôi đã tham dự cuộc họp thường niên của công ty General

Electric (GE). Cuộc họp này được tổ chức tại hội trường thành

phố Atlanta. Dù được tổ chức vào một buổi sáng mùa xuân âm u,

mưa gió của miền Nam nhưng cuộc họp vẫn thu hút hơn 1.000 cổ

đông của GE. Như tôi thấy thì có ba người gốc Phi, sau đó có

thêm một người nữa, chẳng ai khác chính là bà Soss.</p>

<p class="calibre2">Bất kể trong cuộc họp năm trước tại

Schenectady, ông Phillippe đã phát điên đến thế nào, trong cuộc

họp năm 1966, ông đã hoàn toàn làm chủ bản thân và tình huống

xung quanh. Cho dù khi thao thao về những số liệu gây sửng sốt

trong bảng cân đối tài sản của GE và những phát minh trong

phòng thí nghiệm hay khi đấu khẩu với các cổ đông chuyên

nghiệp, ông vẫn giữ một giọng nói trầm bổng, thận trọng như

người ta đi trên băng mỏng để không bị hiểu lầm lối nói chuyện

nhẫn nại, thận trọng thành ra sự mỉa mai. Ông Saxon đã viết

trong một bài báo đăng trên tờ <em class="calibre5">Harvard

Business Review</em> như sau: “Những vị chủ tịch hàng đầu nhận

thấy nhất định phải học cách làm giảm nhẹ tác động bất lợi của

một vài người gây rối trong số các cổ đông, đồng thời tăng

cường những tác động tích cực của các nhân tố có lợi vẫn diễn

ra trong cuộc họp thường niên”. Trước đó ông Saxon làm việc cho

GE với tư cách là cố vấn quan hệ cổ đông nên tôi không thể

không nghi ngờ rằng cách cư xử của ông Phillippe ngày hôm ấy là

một minh chứng của chủ nghĩa Saxon trong hành động. Về phía các

cổ đông chuyên nghiệp, họ cũng đáp lại bằng phong cách nhập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.