NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 249

thấy các vị giám đốc điều hành công ty sẽ có lợi hơn với việc

được khám tâm thần định kỳ. Việc đề cử tiến sĩ Arkin của bà

Soss được ông Gilbert ủng hộ, mặc dù điều đó chỉ diễn ra sau

khi bà đang ngồi cách ông mấy ghế, khều tay thúc thật mạnh vào

sườn ông. Một cổ đông chuyên nghiệp là Evelyn Y. Davis phản đối

địa điểm họp, kêu ca là từ New York phải đi xe buýt cả nửa vòng

trái đất mới đến được cuộc họp này. Vừa dứt lời, bà bị đám đông

la ó và khi ông Kappel trả lời: “Bà lạc đề rồi”, ông được đám

đông cổ vũ rầm rầm. Chỉ đến lúc đó tôi mới hiểu được lợi thế

của công ty khi chuyển địa điểm họp ra khỏi thành phố New York:

công ty không thể rũ bỏ hết những kẻ hay châm chọc nhưng thành

công trong việc đẩy họ vào một bầu không khí mà ở đó, họ buộc

phải chịu những nghiệt ngã của cảm xúc đầy chất Mỹ ấy: niềm

hãnh diện mang tính vùng miền. Một người phụ nữ đội chiếc mũ

hoa hòe hoa sói tự giới thiệu mình đến từ Des Plaines, bang

Illinois, nhấn mạnh quan điểm khi đứng lên phát biểu: “Tôi mong

mấy người ở đây hãy cư xử như những người lớn có hiểu biết, chứ

đừng như đứa trẻ lên hai như thế.” (Một tràng pháo tay không

ngớt.)</p>

<p class="calibre2">Đến 3 giờ 30 phút, khi cuộc họp đã diễn ra

được 2 tiếng, ông Kappel trở nên gắt gỏng, bắt đầu bồn chồn đi

lại trên bục diễn thuyết và câu trả lời của ông cứ ngắn dần,

cụt dần. “Được rồi, được rồi” là tất cả những gì ông đáp lại

một lời phàn nàn rằng ông là một kẻ độc tài. Và đỉnh điểm là

lúc ông to tiếng với bà Soss về việc AT&amp;T công bố danh sách

ứng viên vào vị trí giám đốc trong cuốn sách mỏng phát cho đại

biểu nhưng không gửi kèm danh sách đó trong tài liệu gửi cho cổ

đông, trong khi đại đa số không tham dự cuộc họp mà bỏ phiếu

dưới hình thức ủy quyền. Hầu hết các công ty lớn khác đều công

bố danh sách đó trong báo cáo bổ nhiệm gửi bằng thư cho mọi

người nên đúng ra họ có quyền nghe giải thích tại sao AT&amp;T

lại không làm như vậy. Trong lúc tranh luận, bà Soss luôn sừng

sộ còn ông Kappel lúc nào cũng lạnh như băng; đám đông thì la ó

phản đối những tín đồ Thiên Chúa (nếu bà Soss được coi là đại

diện của các con chiên này) và cổ vũ tung hô cho sư tử (nếu ông

Kappel được xem là đại diện cho sư tử<a href="note:" title="63.

Tác giả dùng phép ẩn dụ này để ví những gì diễn ra tại cuộc họp

với câu chuyện xảy ra trong đấu trường Colosseum thời La Mã cổ

đại. Ngày đó, những tín đồ Thiên Chúa giáo báng bổ các vị thần

của người La Mã (chẳng hạn như thần Zeus, thần Hercule…) bị

giam tại đấu trường để phải đấu lại với thú dữ hoặc bị thú dữ

phanh thây xẻ thịt trước sự chứng kiến của dân chúng La Mã.

Trong trường hợp này, các đại biểu cổ vũ cho “sư tử” bởi vì họ

phản đối các “tín đồ Thiên Chúa giáo”."><sup

class="calibre4">63</sup></a>). Có thời điểm, bà Soss phát

biểu: “Thưa ông, tôi không nghe thấy ông nói gì.”</p>

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.