NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 337

thoát khỏi phá giá, cơ chế tiền tệ quốc tế vẫn giữ nguyên. Chưa

có giải pháp triệt để, nó chỉ giống như trường hợp năm 1960 khi

vàng được tính trên cơ sở hai giá trước khi thành lập Kho dự

trữ vàng. Tuy nhiên vào thời điểm đó thì nó tạm thời lấp được

chỗ trống và bức màn vẫn chưa được hạ hoàn toàn. Giống như bóng

ma của Hamlet, đồng bảng Anh đã diễn xong và rời khỏi sân khấu.

Khi mùa hè đến gần, các diễn viên chính lúc này là Cục Dự trữ

Liên bang và Bộ Tài chính Hoa Kỳ đang làm những gì có thể theo

cách thông thường để đưa mọi thứ trở lại cân bằng. Quốc hội tự

mãn với sự sung túc trở lại, họ đang bận tâm với các cuộc bầu

cử sắp tới, mà quên đi cuộc khủng hoảng vẫn chưa hoàn toàn qua

đi, do đó họ phản đối áp đặt mức thuế cao hơn và không tán

thành các biện pháp hạn chế chi tiêu (vào buổi chiều rất hoảng

loạn của London, Ủy ban Tài chính Thượng viện đã bỏ phiếu thông

qua phụ phí thuế thu nhập); cuối cùng, Chủ tịch Thượng viện kêu

gọi “một chương trình cả nước thắt lưng buộc bụng” để bảo vệ

đồng đô-la, nhưng đồng thời vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh Việt

Nam với chi phí ngày càng gia tăng, đang là mối đe dọa đến sức

mạnh của đồng đô-la Mỹ mà với nhiều người nó chính là linh hồn

của nước Mỹ. Dường như, nước Mỹ chỉ có ba lựa chọn để cứu vớt

nền kinh tế: thứ nhất, kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, gốc

rễ của các khoản thanh toán và tâm điểm của vấn đề; thứ hai, áp

dụng chính sách kinh tế thời chiến toàn diện, với các loại thuế

cao ngất trời, giá cả và tiền lương bị kiểm soát và có lẽ là

chế độ phân phối; thứ ba, phải đối mặt với phá giá bắt buộc và

một mớ hỗn độn tiền tệ, nguồn gốc của suy thoái.</p>

<p class="calibre2">Nhìn xa hơn cuộc chiến tranh Việt Nam và

những tác động tiềm ẩn vô cùng rộng lớn của nó đến tiền tệ trên

toàn cầu, các ngân hàng trung ương tiếp tục nỗ lực. Hai tuần

sau khi triển khai giải pháp tạm thời cho cuộc khủng hoảng đồng

đô-la, đại diện của mười nước có nền công nghiệp mạnh nhất đã

gặp tại Stockholm và thống nhất, chỉ mình Pháp bất đồng quan

điểm về việc hình thành một đơn vị tiền tệ quốc tế mới để bổ

sung cho vàng, làm nền tảng cơ bản cho tất cả các loại tiền tệ.

Nó bao gồm (nếu hành động theo nghị quyết) quyền rút vốn đặc

biệt từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tất cả các quốc gia được phép rút

vốn theo tỷ lệ nắm giữ dự trữ hiện có của họ. Theo ngôn ngữ

ngân hàng, các quyền lợi sẽ được gọi là SDR; theo cách gọi phổ

biến, các quyền lợi được gọi là vàng trên giấy. Thành công của

kế hoạch trong việc đạt được những mục tiêu – ngăn chặn phá giá

đồng đô-la, khắc phục tình trạng thiếu vàng và theo cách đó trì

hoãn vô thời hạn tình trạng hỗn loạn đe dọa – sẽ phụ thuộc việc

liệu các cá nhân và quốc gia có thể bằng cách nào đó, với lý do

hợp lý, đạt được những gì họ đã từng thất bại trong gần bốn thế

kỷ của tiền giấy, đó là: vượt lên một trong những quan niệm xa

xưa và hành động thuộc về bản chất, vượt qua ham muốn thấy và

cảm nhận vàng và thực sự xem giá trị cam kết trên giấy tương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.