đường, <em class="calibre5">Consumer Reports</em> tuyên bố:</p>
<blockquote class="calibre7"><p class="no-indent">Edsel không
có lợi thế cơ bản đáng kể nào so với các nhãn xe khác. Kết cấu
gần như hoàn toàn thông thường. Độ rung lắc của thân xe Corsair
trên những con đường gồ ghề ‒ chẳng mấy chốc đã phát ra những
tiếng cọt kẹt, lách cách ‒ đều vượt xa bất kỳ giới hạn nào có
thể chấp nhận được. Corsair vận hành lờ đờ, bẻ lái quá chậm,
rung lắc khi ngoặt, cảm giác xe không bám đường. Hiển nhiên,
kết hợp với xu hướng rung lắc như trạch, Edsel đại diện cho một
sự giật lùi hơn là tiến bộ. Nhấn ga để tăng tốc khi đang lưu
thông hay để vượt các xe khác, hoặc chỉ để cảm nhận sự thú vị
của sức mạnh sức lao của xe, sẽ làm cho những cái xi lanh to
tướng đó uống xăng ừng ực... Theo Liên hiệp người tiêu dùng,
phần chính giữa của vô-lăng không phải là nơi lý tưởng để bố
trí các nút bấm. Muốn nhìn vào các nút bấm của Edsel, người lái
xe buộc phải rời mắt khỏi đường. Chiếc Edsel “sang trọng từ
trong ra ngoài” ‒ như một bìa tạp chí mô tả Edsel ‒ sẽ làm hài
lòng bất kỳ ai nhầm lẫn giữa khái niệm rườm rà và khái niệm
sang trọng thực sự.</p></blockquote>
<p class="calibre2">Ba tháng sau, trong đợt tổng kết các mẫu xe
1958, Consumer Reports lại nhắc đến Edsel và gọi nó là “công
suất dư thừa không cần thiết, trang trí quá rườm rà, treo quá
nhiều phụ kiện đắt tiền hơn so với bất kỳ chiếc xe cùng mức giá
khác” và xếp Corsair, Citation vào hạng bét trong bảng xếp hạng
cạnh tranh. Giống như Krafve, Consumer Reports xem Edsel là một
hình mẫu; song khác với Krafve, tạp chí này cho rằng chiếc xe
dường như là “hình mẫu của quá nhiều cái quá tải”, theo đó các
nhà sản xuất Detroit đang ngày càng bỏ qua nhiều khách mua xe
tiềm năng.</p>
<p class="calibre2">Nhưng ở một khía cạnh nào đó, Edsel không
quá tệ đến vậy. Nó thể hiện được nhiều tinh thần thời đại, chí
ít là trong thời điểm nó được thiết kế vào đầu năm 1955. Nó thô
thô, hùng dũng, không trang nhã, vụng về, thiện chí ‒ một người
phụ nữ kiểu de Kooning<a href="note:" title="20. Họa sỹ Willem
de Kooning (1904 - 1997): họa sỹ với loạt tranh xấu xí và đầy
tai tiếng về phụ nữ (WOMAN) ra đời vào những năm 1950, khai mở
cho khuynh hướng nghệ thuật biểu hiện trừu tượng Mỹ, cũng như
được xếp vào loại nghệ thuật phi hình thể, cho dù mọi hình ảnh
đều được hiện diện một cách rõ ràng. Cái liếc mắt dâm dật kỳ dị
và nét bút cuồng loạn đã làm công chúng bất bình. Các nhà phê
bình đã từng tin tưởng rằng nghệ thuật trừu tượng là thứ nghệ
thuật cuối cùng, cũng bị choáng váng trước những cái xấu xí
này. Họ không biết liệu các nghệ sĩ còn muốn đẩy biên độ nghệ
thuật đến đâu. Tuy nhiên, cái sự to bè xấu xí lại ít nhiều tạo
cho các phụ nữ vẻ đàn ông của thời đại công nghiệp. Sự ra đời