thường; khái niệm “trễ” chỉ được sử dụng để mô tả bất kỳ một sự trì
hoãn nào khác ngoài hai đến ba phút đấy tính từ khi tờ phiếu bán
hàng lên được đến tầng 5 và được chiếc máy điện báo dung nạp
được nó (de la Vega phàn nàn là Sở giao dịch không cẩn thận khi
dùng từ “trễ”). Băng tin thường xuyên xảy ra tình trạng “trễ” một vài
phút vào những ngày giao dịch tấp nập nhưng từ năm 1930, khi loại
máy điện báo thịnh hành vào năm 1962 được lắp đặt, những vụ trễ
lớn cực kỳ hiếm khi xảy ra. Ngày 24 tháng 10 năm 1929, khi băng tin
bị trễ 246 phút, máy đang in với tốc độ 285 ký tự/phút; từ tháng 5
năm 1962 trở về trước, khoảng trễ lớn nhất từng xảy ra trên chiếc
máy mới là 34 phút.
Rõ ràng, giá cổ phiếu đang giảm và giao dịch đang tăng lên
nhưng tình thế chưa đến nỗi tuyệt vọng. Tính tới 11 giờ, người ta có
thể xác nhận sự sụt giảm của tuần trước vẫn tiếp tục diễn ra với tốc
độ giảm dần đều. Nhưng khi nhịp độ giao dịch tăng lên, độ trễ của
băng tin cũng tăng lên. Lúc 10 giờ 55 phút trễ 13 phút, lúc 11 giờ 14
phút trễ 20 phút, lúc 11 giờ 35 phút trễ 28 phút, lúc 11 giờ 58 phút trễ
38 phút, lúc 12 giờ 14 phút trễ 43 phút. (Để chí ít ra cũng nêm “gia vị”
cho những thông tin cập nhật nhất trên băng tin mỗi khi tin bị trễ từ
năm phút trở lên, Sở giao dịch thường dừng thông tin đang đăng tải
để chèn vào đó các bảng niêm yết giá hiện tại của một vài cổ phiếu
dẫn đầu. Tất nhiên, thời gian cho việc này càng kéo dài thêm độ
trễ). Tổng kết giữa trưa về chỉ số công nghiệp Dow-Jones trung
bình cho thấy chỉ số này giảm 9,86 điểm.
Những dấu hiệu hoảng loạn trong công chúng bắt đầu xuất
hiện vào giờ ăn trưa. Một biểu hiện là từ 12 giờ tới 2 giờ, thời điểm khi
thị trường luôn ế ẩm nhất, không chỉ giá cổ phiếu tiếp tục đà
giảm mà khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng lên, gây ra tác động
tương ứng trên băng tin. Khi chỉ còn vài phút là kim đồng hồ nhảy
sang 2 giờ chiều, độ trễ băng tin là 52 phút. Việc người ta mang cổ
phiếu đi bán vào giờ lẽ ra đang ngồi ăn trưa được xem là một vấn
đề vô cùng hệ trọng. Một điềm báo thuyết phục không kém nữa là
cơn giận dữ sắp bùng nổ tại văn phòng công ty Merrill Lynch, Pierce,
Fenner & Smith - gã khổng lồ Gargantua
của ngành môi giới chứng
khoán mà ai cũng biết - trên Quảng trường Thời đại (số 1451 đại lộ
́