đông” còn đang ở trong bào thai; nó còn là thứ luật công dân
không thể tự thân tuân thủ nổi. Các nhà phê bình tuyên bố tình
huống này dẫn tới thực trạng thiếu dân chủ, vì chỉ người giàu
mới có tiền tìm đến dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp cắt cổ để hợp
pháp hóa việc giảm thuế tới mức tối đa.</p>
<p class="calibre2"><em class="calibre5">Toàn bộ</em> luật thuế
này gần như chẳng có nổi một người bênh vực cho nó, dù những
nhà nghiên cứu đầu óc sáng suốt nhất của đề tài này cũng nhất
trí rằng trong nửa thế kỷ qua, kể từ khi đi vào hiệu lực, luật
này đã mang lại tác động tái phân phối phúc lợi lớn và lành
mành. Khi nói tới thuế thu nhập, hầu như ai cũng muốn cải tổ
nó. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta lại bất lực với nó, lý do
chính là: i) sự phức tạp đến choáng váng của chủ đề này; chỉ
cần nhắc đến nó, trí óc con người đã trở nên trống rỗng; ii) sự
ủng hộ nhiệt thành, am tường, cụ thể của từng nhóm nhỏ về những
điều khoản nhất định có lợi cho họ. Giống như bất kỳ một luật
thuế nào, luật của chúng ta gần như miễn dịch với cải cách; của
cải mà con người tích lũy được thông qua các công cụ trốn thuế
có thể – và thường xuyên – được sử dụng để chống lại việc xóa
bỏ những công cụ ấy. Những sự chi phối đó kết hợp với nhu cầu
ngân sách khốc liệt từ ngân khố cho chi tiêu quốc phòng và các
chi phí gia tăng khác của chính phủ (dù chưa tính đến các cuộc
chiến tranh căng thẳng như chiến tranh ở Việt Nam), đã mang lại
hai chiều hướng rõ rệt: Tại Mỹ, việc nâng mức thuế và áp dụng
các công cụ tránh thuế là khá dễ, trong khi việc giảm thuế và
xóa bỏ các công cụ trốn thuế lại khá khó. Hay sự thể có vẻ như
vậy cho đến năm 1964, khi một nửa quy luật chính trị tự nhiên
này bị thách thức ngoạn mục bởi một pháp chế, ban đầu do Tổng
thống Kennedy đề xuất và sau này được Tổng thống Johnson triển
khai tiếp: giảm thuế cơ bản cá nhân theo hai giai đoạn, mức
thấp nhất từ 20% xuống 14%, mức cao nhất từ 91% xuống 70% và
giảm mức cao nhất đánh vào các tổng công ty từ 52% xuống còn
48%. Nói chung, đây là mức cắt giảm lớn nhất trong lịch sử nước
Mỹ.</p>
<p class="calibre2">Tuy nhiên, nửa còn lại của quy luật kia vẫn
giữ nguyên không suy chuyển. Những đề xuất về thay đổi thuế do
Tổng thống Kennedy đề xướng bao gồm một chương trình với những
cải cách đáng kể nhằm xóa sổ các công cụ trốn thuế bị phản đối
ghê gớm đến nỗi chính Kennedy phải lập tức bãi bỏ phần lớn số
đó và gần như không cải cách nào trong số đó được ban hành.</p>
<p class="calibre2">“Hãy đối mặt với nó, Clitus, chúng ta đang
sống trong một kỷ nguyên thuế. Cái gì cũng thuế và thuế,” một
luật sư nói với đồng nghiệp trong tập truyện ngắn của Louis
Auchincloss mang tên <em class="calibre5">Powers of
Attorney</em> (Quyền lực của luật sư) và luật sư kia, người