mục: nó quy định về việc trích lại thu nhập từ nguồn và có lẽ
bởi lý do này, nó còn bị ghét thậm tệ hơn luật thuế trước đó,
cho dù mức cao nhất của thuế mới chỉ bằng một nửa mức cao nhất
của thuế cũ.</p>
<p class="calibre2">Thế nhưng dần dần bất chấp nhiều lần thất
bại, thậm chí nhiều thời kỳ dài bị lãng quên hoàn toàn, thuế
thu nhập ở Anh bắt đầu khởi sắc. Cái gì cũng vậy, vấn đề vẫn
chỉ đơn giản là thói quen. Lúc đầu, người ta la ó phản đối ở
mức chói tai nhất, táo tợn nhất. Năm tháng trôi qua, khi thuế
này có đà phát triển mạnh mẽ hơn, tiếng nói từ những kẻ thù của
nó bị bịt lại. Thuế thu nhập của Anh, bị bãi bỏ một năm sau
chiến thắng Waterloo, được miễn cưỡng sửa đổi vào năm 1832,
được ngài Robert Peel bảo trợ nhiệt thành một thập kỷ sau đó và
duy trì hiệu lực kể từ đó về sau. Mức thuế cơ bản trong nửa sau
của thế kỷ XIX đao động trong khoảng 5% và dưới 1%, tính đến
cuối năm 1913 mức này chỉ là 2,5%, cộng với tỷ lệ phụ áp dụng
đối với khung thu nhập cao. Ý tưởng của Mỹ về việc đánh thuế
thật cao cho khung thu nhập cao cuối cùng cũng được áp dụng ở
Anh, mặc dù đến giữa thập niên 1960, khung thuế cao nhất của
Anh là hơn 90%.</p>
<p class="calibre2">Đâu đó trên thế giới – hay chí ít là tại
các nước kinh tế phát triển – Các nước đang dựa trên tín hiệu
này của Anh để xây nên thuế thu nhập trong thế kỷ XIX. Thời hậu
cách mạng, Pháp nhanh chóng ban hành thuế thu nhập, rồi bãi bỏ
và suốt nửa sau thế kỷ XIX vẫn xoay xỏa mà không cần loại thuế
này. Cuối cùng, khi tổn thất từ việc mất đi nguồn thuế này đã
lên đến mức không thể chịu nổi, người ta lại đưa nó vào áp dụng
và nó trở thành rường cột bất di bất dịch trong nền kinh tế
Pháp. Thuế thu nhập là một thành quả đầu tiên, nếu không nói là
ngọt ngào nhất, của sự đoàn kết dân tộc nước Ý; trong khi đó,
một số bang ly khai khỏi Ý để định sáp nhập vào Đức đã áp dụng
thuế thu nhập từ trước khi thống nhất vào Đức. Đến năm 1911,
thuế thu nhập cũng đã xuất hiện tại Áo, Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy
Điển, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Hà Lan, Hy Lạp, Luxembourg,
Phần Lan, Australia, New Zealand, Nhật Bản và Ấn Độ.</p>
<p class="calibre2">Còn đối với nước Mỹ, quy mô khổng lồ của
doanh thu từ thuế thu nhập tại đây và sự ngoan ngoãn thấy rõ
của những người nộp thuế là niềm ghen tỵ của chính quyền khắp
mọi nơi. Quốc gia này lạch bạch đi sau trong vấn đề thiết lập
thuế thu nhập và mất nhiều năm lập-bỏ thuế thu nhập. Thực tế,
thời thuộc địa Mỹ tồn tại nhiều hệ thống thu thuế khác nhau
phảng phất có nét tương đồng với thuế thu nhập. Ví dụ, từng có
thời điểm ở Rhode Island, mỗi công dân có nhiệm vụ dự đoán tình
hình tài chính, xét cả thu nhập và tài sản của 10 người hàng
xóm của mình, để lấy căn cứ cho việc tính thuế. Nhưng những