NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 86

<p class="calibre2">Mùa thu năm 1963, Sở thuế có một bước đi

lớn trong việc tăng cường hơn nữa hiệu quả của việc thu thuế:

thành lập hồ sơ căn cước quốc gia, bao gồm việc cấp cho mỗi

người đóng thuế một số tài khoản (thường cũng chính là số an

ninh xã hội của người đó) nhằm triệt tiêu toàn bộ vấn đề gây ra

bởi những người không chịu kê khai nguồn thu nhập từ lợi tức

công ty hay từ lãi suất tài khoản ngân hàng hay trái phiếu, một

hình thức trốn thuế đã làm thâm hụt Ngân khố quốc gia hàng trăm

triệu đô-la mỗi năm. Nhưng không chỉ có thế, khi người khai

nhập số tài khoản vào tờ khai, họ lập tức được xác nhận “có”

cho khoản thuế khai báo và phải nộp; đồng thời, bất kỳ sự hoàn

thuế nào cũng sẽ được nhanh chóng ghi “có” trong tài khoản”.

Sau đó, Sở thuế vụ bắt đầu có một bước đi khổng lồ khác: ban

hành một hệ thống tính toán tự động cho phần lớn quy trình kiểm

tra thuế, theo đó bảy máy tính khu vực sẽ thu thập và đối chiếu

các dữ liệu được nhập vào máy chủ xử lý dữ liệu trung tâm tại

Martinsburg, bang Tây Virginia. Hệ thống thực hiện 250.000 so

sánh trong một giây này đã được gọi là “yêu quái Martinsburg”

ngay từ trước khi được đưa vào vận hành chính thức. Năm 1965,

khoảng bốn đến năm triệu tờ khai một năm được kiểm toán toàn

diện và toàn bộ các tờ khai đều được đối chiếu xem có bị nhầm

số liệu hay không. Một số khâu tính toán được thực hiện bằng

máy tính, một số do con người thực hiện nhưng đến năm 1967, khi

hệ thống máy tính hoạt động hết công suất, <em

class="calibre5">toàn bộ</em> các khâu tính toán được làm bằng

máy, tạo điều kiện cho nhiều nhân viên Sở rảnh tay để kiểm soát

chi tiết một lượng tờ khai còn lớn hơn thế. Theo một ấn phẩm

được ủy quyền bởi Sở thuế vụ hồi năm 1963, “công suất và bộ nhớ

của hệ thống [máy tính] sẽ giúp người nộp thuế (hoặc quên mất

những khoản dư năm trước của mình hoặc chưa được hưởng quyền

lợi theo luật”. Tóm lại, hệ thống sẽ trở thành một con yêu quái

<em class="calibre5">thân thiện</em>.</p>

<p class="calibre2">Nếu chiếc mặt nạ mà Sở trưng ra cho đất

nước những năm gần đây mang một vẻ nhân từ ma quái thì một phần

là bởi thực tế, Caplin là một người hướng ngoại vui vẻ, một

chính trị gia thiên bẩm, và ảnh hưởng của ông vẫn tiếp tục âm

vang dưới thời của người kế nhiệm vào tháng 12 năm 1964, một

luật sư Washington trẻ tuổi tên là Sheldon S. Cohen. Cohen đảm

nhiệm vị trí này sau quãng thời gian chuyển giao sáu tháng,

trong khi đó một chuyên gia ở Sở là Bertrand M. Harding giữ

quyền Giám đốc. Caplin được công chúng xem là một trong những

giám đốc tài ba nhất trong lịch sử của Sở thuế và ít nhất cũng

hơn đứt hai người đồng nhiệm gần nhất: một người chỉ ít lâu sau

khi rời nhiệm sở bị kết án và phạt tù giam hai năm vì tội trốn

thuế cá nhân, người kia về sau tranh cử vào một chức lớn nhưng

trên bình diện phản đối bất kỳ loại thuế thu nhập liên bang

nào. Những thành tựu mà Mortimer Caplin, người đàn ông nhỏ bé,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.