NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 97

phép khấu trừ đối với các khoản chi đi lại-giải trí của những

cá nhân cũng làm doanh nghiệp riêng, hay của những người làm

công ăn lương nhưng không được hoàn trả công tác phí – các khấu

trừ tương đối gần đây ước tính rơi vào khoảng 5 đến 10 tỷ đô-

la/năm, dẫn đến doanh thu thuế liên bang bị co lại 1 đến 2 tỷ

đô-la. Vấn đề đi lại-và-giải trí, hay T & E (viết tắt của

“Travel and Entertainment” trong tiếng Anh) như người ta vẫn

quen gọi, đã diễn ra từ khá lâu và ngoan cố trụ vững trước

nhiều nỗ lực giải quyết khác nhau. Một trong những điểm mấu

chốt trong lịch sử T & E diễn ra vào năm 1930, khi các tòa

án tuyên án diễn viên kiêm nhà soạn nhạc George M. Cohan ‒ đồng

nghĩa với việc bất kỳ ai khác tương tự ‒ có quyền được giảm trừ

chi phí công tác trên cơ sở ước tính hợp lý cho dù ông ta không

thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào chứng minh đã trả khoản tiền

đó hay thậm chí có thể trình ra cả một bảng kê chi tiết về

khoản đó. Nguyên tắc Cohan vẫn duy trì hiệu lực trong hơn ba

thập niên. Mỗi mùa xuân về, hàng nghìn doanh nhân lại cầu khấn

nó thành kính như tín đồ đạo hồi hướng tới Mecca. Trong những

thập niên ấy, khấu trừ chi phí kinh doanh được ước tính tăng

trưởng chóng mặt khi các nhà ước tính trở nên mạnh dạn hơn, dẫn

tới nguyên tắc Cohan và các điều khoản linh hoạt khác nằm trong

các quy định về T & E phải chịu công kích của các nhà cải

tổ tương lai. Các dự thảo xóa bỏ một hoặc hoàn toàn quy định

Cohan được trình lên Quốc hội vào năm 1951 và một lần nữa vào

năm 1959, đều bị bác bỏ. Trường hợp đầu tiên sau khi dân tình

la ó rằng cải cách T & E có nghĩa là chấm dứt Kentucky

Derby; lần thứ hai là vào năm 1961, Tổng thống Kennedy đề xuất

luật không chỉ bác bỏ luật Cohan, mà thông qua việc giảm từ 4

đến 7 đô-la/ngày trên số tiền một người có thể khấu trừ vào

tiền mua thức ăn, đồ uống, luật này sẽ gần như đặt dấu chấm hết

cho kỷ nguyên “cho phép khấu trừ” trong đời sống Mỹ. Tuy nhiên,

thông qua một loạt sửa đổi do Quốc hội thông qua vào năm 1962

và đi vào hiệu lực nhờ một loạt các quy định do Sở Thuế vụ ban

hành năm 1963, các đề xuất của Kenedy thực sự dẫn tới việc bãi

bỏ luật Cohan và đặt ra điều kiện rằng, nói chung, tất cả các

khấu trừ trong kinh doanh, dù nhỏ đến đâu, sẽ phải được chứng

minh bằng số liệu trên giấy tờ nếu không trình được biên lai

thực tế.</p>

<p class="calibre2">Chỉ cần nhìn sơ sơ luật này kể từ khi nó ra

đời và tồn tại, ta có thể thấy các quy định mới được cải cách

của T &amp; E đều không lý tưởng – nó chứa đựng nhiều cái vô lý

và dựa trên nền móng của chủ nghĩa vật chất. Chi phí đi lại

muốn được khấu trừ phải được xếp vào mục đích công việc chứ

không phải đi chơi và phải là “đi ra khỏi nhà” – nghĩa là,

không chỉ đơn thuần là di chuyển. Quy định “ra khỏi nhà” làm

nảy sinh một vấn đề về xác định đâu là nhà và dẫn tới khái niệm

“nhà bị đánh thuế” – tức là đương sự phải đi khỏi nơi đó thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.