- Như vậy, Floriani tiếp tục, chỉ cần làm chiếc cầu ván hoặc buộc dây
nối ban công nhà bếp và bờ cửa sổ. Khi hộp ngọc...
- Tôi nhắc lại với ông
cửa sổ đóng
! Bá tước sốt ruột kêu lên.
Lần này Floriani trả lời. Anh nói bình tĩnh, tính cách một
người
không
dễ lung lay vì một lời phản bác vô
nghĩa như vậy:
-
Tôi cũng nghĩ cửa sổ đóng nhưng phải chăng có một cửa nhỏ trổ
phía trên
?
-
Sao ông biết
?
- Trước hết đó là qui luật xây dựng các lâu đài thời cổ; sau nữa, phải
có
vì nếu
không thì vụ trộm
không thể
giải thích nổi.
-
Quả thật có một lỗ trổ trên đấy nhưng
cũng
đóng kín như cửa sổ nên
người ta không để
ý đến nữa.
- Như vậy là sai lầm vì nếu lưu ý người ta sẽ
thấy nó được mở ra.
- Bằng cách nào
?
-
Tôi ví dụ, cũng như các cửa khác nó được mở
bằng một sợi thép có
vòng phía dưới. Chiếc vòng
đó
treo ở giữa cánh kính cửa sổ và chiếc hòm.
- Đúng, nhưng tôi không hiểu...
-
Như thế nầy: Nhờ một đường rãnh trong
ô
vuông cửa sổ, có thể
dùng
một dụng cụ như que sắt có móc bám vào chiếc vòng kéo xuống thì mở
dược cửa.
Bá tước dằn giọng:- Tuyệt
! Ông
bố trí như vậy thật dễ dàng, có điều
ông quên, ông bạn thân mến, không có đường rãnh nào
ở
ô vuông cả.
- Phải có một đưòng rãnh.
-
Nếu có người ta đã thấy.
-
Để thấy phải nhìn xem nhưng người ta không nhìn. Đường rãnh có
đấy, không thể không có, dọc theo ô vuông sát chỗ mát - tít... tất nhiên theo
đường thẳng đứng.
Bá tước nóng nảy đứng dậy. Ông sải bước mấy lần trong phòng rồi lại
gần Floriani:
- Từ ngày ấy đến nay không ai bước vào phòng đó... Trong phòng
không có gì thay đổi...
- Như vậy, thưa bá tước, ông đi xem lại thực tế
có phù hợp với ý tôi
không.
-
Không phù hợp với một chi tiết nào, pháp luật đã xác định. Ông
không thấy, không biết gì mà nói ngược lại những gì chúng tôi thấy, chúng
tôi biết.