NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 324

[200]

Không ít dẫn chứng được cung cấp từ sử liệu cho thấy Minh Mạng khá tỉnh táo

trong cách ứng xử với văn hóa - chính trị các tộc thiểu số. Một chi tiết tỏ rõ vị Hoàng đế có
năng lực đàn ông mạnh mẽ này là khôn ngoan khi “biết bắt biết buông”, “ân uy vừa đủ”:
Năm Minh Mệnh thứ 19, có một tên Mường phủ Trấn Ninh thuộc tỉnh Nghệ An giết chết
người của quan phủ sở tại. Theo luật Nguyễn thì phải xử tên Mường tội chết nhưng Minh
Mạng cho theo lệ Mường chuộc tiền và tha mạng. Dụ nhà vua nói rõ, việc khai hóa là
không thể dừng, nhưng phải tiến hành từ từ, nếu quá đột ngột áp đặt luật miền xuôi lên
vùng miền núi dễ gây phẫn nộ và nguy cơ bạo loạn (Minh Mệnh chính yếu 2010: 1726).
Bởi vậy, triều đình chọn tạm thời tha cho tên Mường để giữ yên đại cục, dần dà mới thấm
nhuần Hán phong lên vùng thiêu số. Hành động này gợi nhắc hành vi của Đinh Liệt thời Lê
sơ khi ông này khôn ngoan đã không chủ trương trừng phạt một thủ lĩnh thiểu số ở ngay
trong xứ của ông ta vì sợ như thế sẽ làm tổn thương người dân bản địa vì sự xúc phạm lớn
lao đến vị thủ lĩnh mà họ thần phục. Nhưng Minh Mạng dù khôn ngoan nhưng khát vọng
bá quyền mãnh liệt của niềm tin vào một đế chế Trung Hoa phương Nam lại như đà quán
tính chính trị, dẫn ông đến sự quyết liệt thường trực. Minh Mạng chỉ chịu lùi một bước để
tiến, thay vì ba như người xưa dạy, ông tiến gấp tới tận năm bảy bước trong ý đồ khai hóa
không ngừng nghỉ những toan tính chính trị của vị hoàng đế mạnh mẽ. Trong chỉ khoảng
20 năm cầm quyền, Minh Mạng đã phá vỡ hầu khắp cấu trúc chính trị miền núi ở những
mấu kết quan trọng nhất. “Tức nước vỡ bờ” là một hệ quả tất yếu được thể hiện bằng sự
bạo loạn mà nhà Nguyễn phải húng chịu.

[201]

Đến đây, cần phải làm một cái footnote: tôi không tán thành phần lớn các sử gia

khi chép về chính sách đối với tộc người thiểu số của nhà Nguyễn là “củng cố tăng cường
nền thống nhất quốc gia”, “góp vào ổn định tình hình biên cương”, “mỏ mang giáo dục
miền núi”... tóm lại, ngợi ca chính sách bá quyền của nhà Nguyễn trong việc tiêu diệt các
thế lực miền núi ở Việt Nam. Như tôi đã diễn giải, sự thực thì chính sách tộc người theo mô
hình Hán hóa của nhà Nguyễn đổi lại là sự bạo loạn triền miên, lòng nghi kỵ từ các quyền
lực miền núi dẫn đến những tan vỡ trong sự liên kết sức mạnh của quốc gia Việt Nam đa
tộc người trung đại.
Mở rộng quan điểm, những “tụng ca” việc mở rộng biên cương kiểu chinh phạt là đại diện
tiêu biểu cho nhãn quan của sử học đậm chất dân tộc chủ nghĩa. Điều này, là khá rõ cho
nhiều nhà sử học trong nước, và không tránh khỏi cho cả sử gia người Việt có tầm quốc tế
ở nước ngoài. Chính Lê Thành Khôi là người bị J. Dournes phê phán: “người đáng kể hơn
cả, đại diện quốc tế cho nhãn quan sử học đậm tính dân tộc chủ nghĩa khi ca tụng chủ nghĩa
thôn tính Việt Nam. Lịch sử Việt Nam vì thế là lịch sử không có ở miền núi, chỉ có ở người
Việt” (Dournes 2013: 93). Lịch sử Việt Nam, vì thế, sẽ hoàn thiện hơn nếu được quan sát
sự tiến triển của quốc gia bởi cả hướng Tây tiến lẫn Nam tiến. Bản đồ 8 là một chỉnh sửa lại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.