biết thông tin về xuất thân “phụ-đạo” của Lê Lợi. Hoàng Xuân Hãn (1998: 618) chú: “Phụ-
đạo: chức coi một lĩnh-vực ở vùng núi truyền đời đời, tuy phụ-thuộc chính-phủ trung-ương
nhưng kỳ-thật gần độc-lập”. Về nhận định “kỳ-thật gần độc-lập” của chức phụ đạo như chú
thích của Hoàng Xuân Hãn càng làm sáng thêm quyền lực cát cứ tự trị của miền núi với
chính quyền trung ương miền xuôi.
Đúng như Lê Thành Khôi viết: “Trong chiến tranh, nhiều tù trưởng các dân tộc ít
người đã hợp lực với Lê Lợi. Sự thống nhất đất nước nhờ đó được củng cố thêm. Tiếp tục
chính sách truyền thống, nhà Lê dành cho miền Trung du và Thượng du một quyền tự trị
rộng rãi: các vùng này tiếp tục sống theo phong tục tập quán của họ, và do các tù trưởng
được triều đình Việt Nam phong làm quan chức cai quản” (2014: 256-257). Hôn nhân bang
giao để liên kết được Lê - Trịnh tiếp tục thực thi. Sự nổi lên của vương quốc Lạn Xạn đã
được Lê - Trịnh để mắt và đặt tình thông gia để liên kết. Một công chúa nhà Lê được gả
cho vua Souligna Vongas - người cai trị trong thời vàng son nhất của vương quốc Lạn Xạn.
Một quận chúa nhà Trịnh được gả cho Sai Ông Tuệ (cháu của Souligna) khi ông này lên
nắm quyền quốc gia (Lê Thành Khôi 2014: 302-303).
Khi nghịch phỉ chiến thắng trở về, các công hầu khanh tướng ấy được Minh
Mạng cho hân hưởng niềm vinh dự, vào thời ấy là biệt lệ, nhưng ngày nay nhìn lại thật
“khôi hài”. Mấy ông già công thần được ban chỉ dụ: “Phạm Văn Điển, Tạ Quang Cự và Lê
Văn Đức làm lễ ôm đầu gối [bão tất lễ], để tỏ cho biết là ta coi họ như lũ hoàng tử mua vui
ở dưới gối. Đó là lễ do ta [Minh Mạng] bắt đầu đặt ra, kể về tình, rất là thân ái. Tình và lễ
giữa vua và tôi không gì hơn được nữa. (...) Lại, ngày hôm ấy, lễ ôm gối xong, thì tuyên
Chỉ cho các Tham tán Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Thuỵ, Nguyễn Tiến Lâm và Hồ Hựu tiến
đến bên cạnh ta cũng sẽ chính tay ban rượu, để đền công khó nhọc” (Thực Lục, 2004, T.4).
Thực Lục miêu tả khá tỉ mỉ lễ mừng công có một không hai này trong sử Việt, đọc rất thú!
Ở đây, ta cần nhắc lại, quân đội Tây Sơn của những thủ lĩnh nắm nguồn An Khê
ban đầu cũng được sự ủng hộ của dân thiểu số. Nhung sai lầm chết người của Tây Sơn
trong vụ tàn sát khốc liệt người Hoa đã làm tăng trưởng nhanh chóng sự mất niềm tin, kết
quả đã đẩy các nhóm thiểu số về hẳn sự ủng hộ quân đội Nguyễn Ánh để chống lại Tây
Sơn.
Điều này cũng giống như Ánh khi cần dựa vào phương Tây và giáo dân để tăng
sức mạnh, ông đã không ngần ngại liên kết với họ để chống Tây Sơn. Nhưng khi sự vụ tiêu
diệt nhà Tây Sơn thành tựu, Ánh đã phản pháo bằng việc cấm đạo, mà sau này con cháu
ông đã đẩy đến quyết liệt, cực đoan. Và tương tự, khi cần dựa vào quyền lực tộc người để
chống Tây Sơn, ông đã dành cho họ đủ sự tôn trọng, nhưng khi đã nắm quyền, ông lại
muốn tước đoạt sức mạnh địa phương tộc người bằng cách gạt bỏ thế lực các thủ lĩnh bản