NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 321

tộc. Toàn thư chép: năm 1150, Đỗ Anh Vũ cậy thế là người tình tư thông với Lê Thái hậu
mà lấn át vua nhỏ dại, cả triều đình căm phẫn. Dương Tự Minh bèn liên kết cùng một bọn
đồng đảng lập mưu bắt giam Anh Vũ. Sau, vì Thái Hậu cố ý che chở cho người tình mà
Anh Vũ thoát nạn, sau lại phục chức cũ trả thù tàn bạo, hoàng thân thì bị giáng chức, bọn
khác vài chục tên thì bị cắt thịt, bêu đầu ở nơi bến sông, đầu chợ, riêng “bọn Phò mã lang
Dương Tự Minh 30 người bị tội lưu ở nơi xa độc” (Toàn thư 1998 T.1: 318-319). Lưu ở nơi
xa độc, thực chất là không trị tội gì cả vì đất phủ Phú Lương đã chính là nơi xa độc rồi. Sử
quan khoa trương thanh thế không muốn chấp nhận là Thăng Long đã bất lực trước quyền
lực của thủ lĩnh phủ, châu xa xôi. Dương Tự Minh là ảnh hình hắt bóng của Trí Cao, những
người anh hùng quyền lực tộc người, vây quanh họ là màn sương huyền thuyết phủ mờ.
Trong văn hóa Tày - Việt, Dương Tự Minh gắn liền với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Đuổm
và Cao Sơn Quí Minh suốt một dải đất Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang.

[190]

Luật Hồng Đức răn đe: “Các quan ti và quân nhân ở trong kinh và ngoài trấn, mà

cùng các vùng Man, Lạo biên trấn, riêng ngầm uống máu ăn thề với nhau thì phải tội lưu.
Những kẻ a tòng được giảm tội một bậc. Nếu mím đồ làm việc phản nghịch thì phải tội
chém. Nếu có việc ấy mà tố cáo trước với quan cai quản thì được miễn tội” (Cổ luật 2009:
39). Ví dụ tiêu biểu là việc nhà vua Lê Lợi thân chinh bình định châu Phục Lễ (Lai Châu
nay). Châu Phục Lễ (Mường Lễ) trong suy tư chính trị của Lê Lợi có vị trí, vai trò nguy
hiểm cho nước Nam Việt như rợ Hung Nô với nhà Hán, rợ Đột Quyết với nhà Đường
(Phạm Thận Duật 2000: 163). Nên, cuộc viễn chinh quan trọng này đích thân Lê Lợi đã chỉ
huy quân đội dập tắt tham vọng của cha con thủ lĩnh Thái họ Đèo (Cát Hãn và Mạnh
Vượng) nhiều toan tính (dựa nhà Minh, liên kết với họ Cầm và Ai Lao). Sự kiện này là một
minh chứng cho sự cứng rắn của nhà Lê sơ. Sự kiện này, đồng thời, còn cho thấy tham
vọng của người Thái sau khi thống nhất quyền lực Xíp hốc châu Tay (mười sáu châu Thái)
đã thử sức với quyền lực Thăng Long nhưng thất bại. Quyền lực Thái ở Việt Nam, do đó,
dừng lại ở Tây Bắc. Cuộc viễn chinh của Lê Lợi đánh dẹp họ Đèo, vì thế, có một ý nghĩa
quan trọng hơn nhiều những đánh dẹp miền núi thông thường. Cuộc viễn chinh này, khẳng
định thế chiến thắng của đồng bằng với quyền lực miền núi của Thái, mà sau này, người
Thái sẽ không bao giờ có đủ tiềm lực để lại có thể mưu đồ tràn xuống đồng bằng.

[191]

Các học giả người Việt, tiêu biểu như Mạc Bảo Thần hay Hoàng Xuân Hãn đã

sớm nhận ra gốc gác quan lang mường của Lê Lợi. Mạc Bảo Thần (một bút danh của
Nhượng Tống - Hoàng Phạm Trân) năm 1944, trong bài Bạt in cuối sách cho bản dịch Lam
Sơn thực lục
(tái bản lần 3, Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1956: 88) đã cho biết xuất thân Chúa
động Lam Sơn, lang mường nho nhỏ của Lê Thái Tổ. Ở công trình khác, bản dịch Đại Việt
sử ký toàn thư
đầu tiên của Việt Nam (Tân Việt xb, Tập 1, 1954: 53), Mạc Bảo Thần với
khá nhiều lí lẽ đáng chú ý, đã quả quyết: “Lê-Lợi nhà Lê, chính là một người Mường”. Học
giả Hoàng Xuân Hãn trong bài viết trên Tập san Sử Địa (Sài Gòn, số 1&2, 1966) lại cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.