NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 319

thuyết ông ghi nhận trên thực địa thì Nông Văn Vân không chết (Nguyễn Phan Quang
1986: 230-231).

[181]

Nếu nhìn rộng ra toàn quốc, thêm vào đó khởi nghĩa dài lâu ở miền trung của các

tộc người Đá Vách, ở miền Nam là Khơ me, Chàm....

[182]

Dù, mọi sự truy nguyên nhằm xác lập “truyền thống” bao giờ cũng mang tính

tương đối. Sự khai sinh Đại Việt vào thế kỷ X, tuy vậy, vẫn được chấp nhận một cách tương
đối như dấu mốc quan trọng của lịch sử để tìm kiếm các nhận thức liên quan đến quốc gia.
Truyền thống mà chứng ta đang nói tới này, sự liên kết quân sự giữa châu thổ và miền núi
trong việc chống kẻ thù chung Hán xâm, Chăm-pa xâm, hay nhóm quyền lực đối trọng nào
đó (Ai Lao chẳng hạn) đe dọa nhóm quyền lực nắm vận mệnh châu thổ Bắc Bộ ngày nay,
được biết đến sớm hơn rất nhiều. Cương mục, Toàn thư đã ghi chép sự kiện các tộc Man,
Lý hưởng ứng cuộc nổi dậy của Trưng Trắc. Người Lạo (tổ tiên của Tày - Thái) có một vị
trí khá đặc biệt, mà điểm nhãn vào thế kỷ VI đã sát cánh cùng Lý Bôn nổi dậy chống nhà
Lương. Lý Bôn khởi binh từ xứ Lạo, khi thất trận lại trốn về xứ Lạo. Thế kỷ thứ VIII,
người Lạo lại xuất hiện cùng với tù trưởng nổi tiếng Đỗ Anh Hàn sát cánh chiến đấu cùng
ông lớn Bố Cái Đại Vương. Có thể tìm thấy khá nhiều dẫn chứng liên kết của quyền lực
Việt (đồng bằng) và tộc người (miền núi) trước thế kỷ X, mà bản chất là sự liên kết sức
mạnh của các nhóm chính trị thiểu số. Sau thế kỷ X, nhóm chính trị thiểu số Việt đã lần nữa
trỗi dậy lập quốc gia, và giữ vững nền độc lập để thành dân tộc - quốc gia tồn tại đến ngày
nay.

[183]

Buôn bán lớn thì là cau (với J. Chesnaux), buôn bán nhỏ thì là trầu (với Phan Huy

Lê) (Lê Thành Khôi 2014: 366), buôn cả cau lẫn trầu (với tâm thức dân gian vùng Bình
Định) - tóm lại là đi buôn.

[184]

Não trạng Hoa Di và tư tưởng Đế Vương là chủ đề căn nền của chính trị trung đại

Việt Nam, di sản của quốc gia thuộc vùng ảnh hưởng Hán hóa. Não trạng Hoa Di và tư
tưởng Đế Vương tồn tại xuyên suốt nhưng thăng trầm khác nhau dưới các triều đại Việt
Nam. Một chú giải cụ thể, mạch lạc về tư tưởng Hoa Di và não trạng Đế Vương, xem Trần
Quang Đức (2013: 19-34).

[185]

Điều này là đặc biệt, khi các thổ tù Man di được trở thành “bố vợ” hoàng đế đồng

bằng, như trường hợp con gái Đào Đại Di châu Chân Đăng làm hoàng phi dưới thời Lý
Thái Tông (Hoàng Xuân Hãn 2003: 90).

[186]

Nhấn mạnh “về mặt hành chính”, bởi sự nói rộng lãnh thổ này chỉ mang tính hình

thức nhiều hơn là thực quyền, bởi các quyền lực tộc người vẫn là nguyên vẹn trong tư thế
ki-mi giữ một sự tự trị rộng lớn. Tạ Chí Đại Trường (2004a) nhận xét rất xác đáng: “chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.