Nguyễn Tuấn Liêu gọi đó là “bọn quằng đặt ra lệ xấu xa”. Cái lệ “xấu xa” này,
thực ra không xa lạ với dân tộc học. Vấn đề, lãnh chúa có quyền ngủ với con gái nông dân
trước khi về nhà chồng, như là sự biểu thị quyền sở hữu toàn bộ con người nông nô, là vấn
đề khá phổ biến, từng tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, về “quyền đêm đầu” của quằng, tôi
cũng ghi nhận được tồn tại ở nhiều vùng thuộc Na Hang cũ, qua thăm hỏi hồi cố, sự kiện
này vẫn được xác nhận.
Xem lại lịch sử di dân H’mông phần Tiếng hát mồ côi.
Năm 1972, ở miền núi phía Bắc, người H’mông có số dân xếp thứ 5, sau các tộc
Tày, Mường, Thái, Nùng (Viện Dân tộc học 1973: 41).
Xem lời tấu của Án sát ở Tuyên Quang là Bùi Duy Kỳ: “... dân Mán, Mèo ở xen
lẫn nhau, kỹ nghệ về võ, dân nào cũng đều có người giỏi” (Thực Lục 2007 T.7: 328). Đại
Nam nhất thống chí, phần chép về phong tục tỉnh Tuyên Quang xác nhận dân miền núi ở
đây: “nhiều người ngoan ngạnh (...) thích vũ dũng mà không thích lễ phép” (2006: 398).
Dù dòng họ luôn là một vấn đề nổi bật phổ quát của các xã hội nông nghiệp Đông
Nam Á, nhưng với H’mông, tộc di dân thâm niên, dòng họ có một vai trò thực sự sâu đậm.
Vắn tắt về “cùng họ cùng ma”, đồng thời là tổ chức dòng họ trong văn hóa
H’mông, xem: Cư Hòa Vần - Hoàng Nam (1994), Vương Duy Quang (2005), và...
Sự hùng mạnh của các vua Mèo Đồng Văn là đáng kể, nên dường như nó ảnh
hưởng đến cả vùng lân cận như Bắc Hà của dòng thổ ty Tày “mới” được Pháp dựng lên họ
Hoàng. Dinh Hoàng A Tưởng Bắc Hà còn được biết đến với danh xưng dinh vua Mèo Bắc
Hà. Bởi thế, mới có sự nhầm lẫn của tác giả GS.TS Hoàng Nam trong Đại cương nhân học
văn hóa Việt Nam (Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2012) khi ông cất công phân tích “kiến
trúc H’mông” ở dinh vua Mèo Bắc Hà, một công trình vốn của thổ ty Tày!
Các giáo sỹ thừa sai đạo Ki-tô chính là những người đã nhìn ra bản chất của niềm
tin thần thoại H’mông tương thích một cách lạ kỳ với thần thoại Kinh Thánh. Điều này lí
giải vì sao các tộc người có niềm tin cứu thế luận như H’mông, Khơ-mú dễ dàng tin theo
giáo lí đạo Ki-tô, Tin lành hơn các tộc người khác không chia dẻ những niềm tin tương tự.
Có những tác giả cho rằng, bản lĩnh tộc người này (như Tày chẳng hạn) là cao hơn so với
H’mông “dễ tin theo kẻ xấu, bị kẻ xấu lợi dụng” (?!). Thực chất vấn đề là cấu trúc niềm tin
- là cái Khác chứ không phải cao hay thấp. Và sự mất cơ sở thực hành ở các tôn giáo bản
địa do biến cố cải cách tôn giáo một thời lại cành thúc đẩy nhanh chóng hơn nữa quá trình
ngả về đạo Ki-tô, Tin lành ở nhiều tộc người.