NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 315

[157]

Thời điểm của thế kỷ thứ X, từ lâu được giới nghiên cứu quốc tế gọi là “thời kỳ

kinh điển” trong lịch sử Đông Nam Á. Bởi, cùng thời điểm này, chứng kiến sự nổi lên của
một số thế lực tộc người đã kiến tạo thành công quốc gia hay trở thành biểu tượng để tạo
lập những truyền thống trong khu vực, như trường hợp người Việt tạo lập Đại Việt, người
Thái tạo lập Sukhothai (Thai Lan), người Khmer tạo lập Angkor (Campuchia), người Môn
tạo lập Pagan (Myanmar), người Mã Lai tạo lập Srivijaya (Malaysia)... Người Tày, với
cuộc nổi dậy của Trí Cao nằm trong khát vọng lập quốc nhưng đã thất bại. Tuy thế, như
James Anderson đã phân tích, Nùng Trí Cao có một ý nghĩa rất quan trọng với người Tày
khi trở thành một biểu tượng cố kết cộng đồng và hình thành bản sắc tộc người với truyền
thống chính trị tôn giáo tự trị lâu đời ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

[158]

Hôn nhân bang giao Đại Việt - xem thêm phần sau.

[159]

Bảy họ thổ ty Lạng Sơn: Vy, Nguyễn Đình, Nguyễn Công, Hà, Hoàng Đình,

Hoàng Đức, Nông. Bảy họ thổ ty Tày (“thất tộc thổ ty”, “thất tộc phiên thần”) gồm:
Nguyễn, Vy, Hoàng, Hà, Bế, Nông, Ma tập trung ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên
Quang. Dường như, ở người Tày, “thổ ty” và “thất tộc” là một con số đặc biệt mang một ý
nghĩa gì đó?

[160]

Cảm ơn Jason Picard đã cung cấp cho tôi tư liệu quan trọng này.

[161]

Cho dù như thế cũng là đã muộn, khi về cơ bản thời điểm sau 1945, cơ cấu thổ ty

và quằng Tày đã biến mất hoàn toàn. Nhưng vì Tày là một tộc rất quan trọng trong thực thể
Việt Nam đa tộc người, nên bất cứ tư liệu nào giúp soi sáng tổ chức chính trị cổ truyền của
họ đều đáng trân trọng. Những tư liệu về thổ ty và quằng Tày những thập niên 50, 60 thế kỷ
XX, vì thế, thực quí giá. Quí hơn nữa khi ở Việt Nam, cho đến nay, giới nghiên cứu sử học,
dân tộc học cũng chẳng soi sáng được gì thêm so với các tư liệu về chính trị Tày thời của
Nguyễn Tuấn Liêu, Lã Văn Lô, Hickey (muộn hơn chút là Đặng Nghiêm Vạn, Lục Văn
Pảo và trước đó ít nhiều là Bonifacy đã bàn luận). So với các tộc như Thái (Đen) và Mường
đã có những thành tựu lớn và các chuyên gia khả tín, nghiên cứu Tày ở Việt Nam, tiếc thay,
đã không có thành tựu đủ chiều sâu về tộc người quan trọng, chủ nhân miền Đông Bắc này.
Từ Chi tùng viết: “về chế độ quằng của tộc người Tày thuở xa xưa, cho đến nay chưa có
một tài liệu nào được công bố” (Trần Từ 1996: P2 Phụ lục và Chú thích I).

[162]

Phát biểu của Bonitacy phản ánh trung thành chính sách mà Galliéni và

Pennequin áp dụng ở khu vực Bắc Bộ không thuần nhất về tộc người. Theo đó, người Pháp
sẽ đảm bảo cho mỗi tộc người quyền tự trị và điều hòa quyền lợi cân bằng giữa các tộc
người, các thủ lĩnh địa phương cũng sẽ bảo toàn được quyền lực của mình chỉ cần họ qui
thuận trên danh nghĩa và không gây cản trở với người Pháp (Salemink 2008: 25-26).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.