NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 314

phần tộc người song chủ yếu là người Thái, họ bị coi như súc vật “pên khỏi, pên quái”
(“kiếp tôi, kiếp trâu”) (Cầm Trọng 1978: 257).

[153]

Tính chất hoàn chỉnh, và vì thế, cũng rất phức tạp của bộ máy hành chính châu

mường Thái, có thể xem thêm sơ đồ tổ chức mường phìa trong của châu mường Muổi
(Cầm Trọng - Phan Hữu Dật 1995: 331). Tham khảo thêm, bộ máy tổ chức châu mường
Muổi trước 1945 (Cầm Trọng 2003: 345). Cầm Trọng còn cho biết thêm, luôn hiện hữu
mối quan hệ hợp tác, đối kháng giữa các mường người Thái. Thường trực tồn tại trong ý
chí các thế lực quí tộc các mường Thái những toan tính thực thi ý đồ trở thành các trung
tâm quyền lực. Các mường, vì thế, vừa liên kết vừa ngầm tranh đua lấn lướt lẫn nhau.

[154]

Tâm thức lãnh thổ tộc người luôn tồn tại ở người Thái, như: “đất Thái ta mười

sáu châu từ đời xưa truyền lại” (“đin Tay hau mi xip hôc châu té lang chiên vạy”). Lịch sử
tâm thức lãnh thổ Thái về địa giới có sự biến đổi theo thời gian: 1/ từ khoảng thế kỷ XVI -
1894: Xíp hốc châu Tay (mười sáu châu Thái), 2/ từ 1884 - 1886: Xíp châu Tay (mười châu
Thái), 3/ từ 1896 - 1945: Síp song châu Tay (12 châu Thái) (Cầm Trọng - Phan Hữu Dật
1995: 318).

[155]

Một tường thuật thú vị về quyền lực họ Đèo và sự tự trị của chính trị Thái, xem:

Philippe Le Failler (2011).

[156]

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 (2010: 134, biểu 5),

ngoài người Kinh chiếm dân số áp đảo hoàn toàn với 73.594.427 người, Tày là tộc thiểu số
có số dân cư lớn nhất Việt Nam với 1.626.392 người, thứ hai đến Thái với 1.550.423 người,
thứ 3 là Mường với 1.268.963 người, thứ 4 là người Khmer với 1.260.640 người, và thứ 5
là người H’mông với 1.068.189 người (nhưng không hiểu sao trong biểu 5 Tổng điều tra
dân số và nhà ờ Việt Nam năm 2009
lại xếp người H’mông có số dân đứng thứ 8 ở Việt
Nam (sau các tộc Hoa với 823.071 người và Nùng 968.800 người?!). Nhầm lẫn này vì thế
trở thành phổ biến?! Vậy, bốn tộc Tày, Thái, Mường, H’mông là những tộc đa số của “thế
giới thiểu số” miền núi phía Bắc. Cái nhìn này là ở thời điểm hiện tại, nhưng trong quá khứ,
có lẽ tương quan cơ cấu dân cư là không thay đổi, trật tự dân số trội vẫn thuộc về Tày, Thái,
Mường và H’mông.
Cán cân dân số này là khá ổn định trong quá khứ, năm 1960, cán cân dân số thiểu Số miền
bắc lần lượt là l. Tày: 503.995, 2. Mường: 415.658, 3. Thái: 385.191, 4. Nùng: 313.998, 5.
Mèo: 219.514 (Khổng Diễn 1995: 296; Lã Văn Lô 1964a). Năm 1974, danh mục các dân
tộc thiêu số miền Bắc Việt Nam xếp theo thứ tự dân số từ đông đến ít: l. Tày: 744.315, 2.
Thái: 631.753, 3. Mường: 596.191, 4. Nùng: 472.750, 5. Mèo: 348.722 (Khổng Diễn 1995:
298; Viện Dân tộc học 1975). Các vấn đề liên quan đến dân số tộc người, chi tiết xem thêm
Khổng Diễn (1995).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.