nước Lũ, nước Năng, nước Tố, nước Sanh,... Niềm tin về một nước ở thời trung đại, do
vậy, khác niềm tin về nhà nước ngày nay. Dường như, cái thực thể gọi là “nước” chỉ người
thiêu số chỉ nhằm vào tính chất tự trị của một cộng đồng nào đấy. Tuy thế, Ai Lao, Vạn
Tượng, Chân Lạp, Tiêm La cũng chỉ là “nước” lớn mà thôi. Chắc chắn có sự khác biệt về
quan niệm nhà nước trung đại và hiện đại. Mà dù thế nào, thì cũng cho phép ta hình dung
sự tự trị, chủ động của chính trị tộc người - các “nước” Thượng từng tồn tại trong quá khứ
Việt Nam.
Rộng lớn hơn, các tộc người ở miền Bắc Việt Nam nằm trong mắt xích rộng lớn
của khối Zomia tự trị, phi chính phủ như đã được xác định, về Zomia, xem Scott (2009) và
bản đồ 9 phần sau.
Mặc dù có cơ sở của nó, nhưng tôi vẫn không tán thành hoàn toàn với quan điểm
người H’mông là tộc đến Việt Nam muộn, khi các vùng núi thấp đã có chủ nên buộc phải
bỏ lên cao. Quan diêm này được nói tới rất sớm bởi Savina, và lặp lại liên tục ở các tác giả
nghiên cứu H’mông về sau. Sự thực thì, cùng thời điểm người H’mông vào Việt Nam,
khoảng trên dưới 3 thế kỷ, sự rối loạn chính trị Trung Quốc đã chứng kiến di dân ồ ạt của
rất nhiều tộc người ở khối núi Vân Nam vào bắc Việt Nam. Trong đấy, H’mông là một
trong số nhiều. Thế nhưng, với các tộc người khác như Giáy vào Việt Nam khoảng 200,
300 năm, Nùng vào Việt Nam cuối Minh đầu Thanh, và liên tiếp nhập cư vào Việt Nam đến
tận hiện đại, nhóm Sán Chí, Cao Lan, Sán Dìu cũng vào Việt Nam nhiều đợt trong thời gian
tương ứng... họ có khi va chạm với tộc bản địa, có khi không. Song, kết cục, phần đa số các
tộc di dân muộn ấy vẫn có cơ hội ở lại miền núi thấp, dưới sự kiểm soát của người Tày
(Đông Bắc) hay Thái (Tây Bắc). Chỉ có H’mông, tộc di dân cũng đã đến các vùng núi thấp,
đã va chạm quân sự với chủ nhân ở đây, không ở lại mà bỏ qua, lên cao hơn nữa, H’mông
chọn các cao điểm, tái lặp một thứ “tri thức tộc người” truyền đời ở đỉnh núi. Và đổi lại,
H’mông đạt đến sự tự trị nhất định. Điều này, khác với nhiều tộc thiểu số khác, đơn cử như
trường hợp Giáy, vào Tây Bắc đã va chạm quân sự với Thái, nhưng sớm thua cuộc. Chấp
nhận ở lại trong thân phận nô lệ, thuộc đẳng cấp dưới cùng xã hội Thái. Bản Thái ở Tây
Bắc, vì thế, ta có thể thấy phần cuối cùng của bản là xóm Giang (như trường hợp Mường
Mô), đó chính là thân phận nô lệ buộc phải chấp nhận của Giáy để [được] ở thấp, vùng của
những người Thái trồng lúa.
Về các giả thuyết nguồn gốc người Mường, bạn đọc quan tâm tham khảo thêm
công trình của Tạ Đức (2013).
Về đoạn văn dân tộc chí sinh động này, bạn quan tâm nên tìm đọc toàn văn. Hơn
thế, bạn nên đọc cả chuyên khảo dân tộc chí Người Mường, bởi nó có một ý nghĩa khá
quan trọng. Ở đó đã chứa đụng một tinh thần cấp tiến và hiện đại của nhà viết dân tộc chí,