NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 311

như thời hiện đại. H. Maspero cho biết thông tin, nhà Minh sau khi đặt ách đô hộ lên Đại
Việt, năm 1408 đã kiêm kê dân số cho biết, cả nước khi ấy có 5,120,000 người, trong đó,
cư dân thiêu số là 2,087,500 người (Maspero 1910: 681). Điều này cũng đồng nghĩa, càng
lùi sâu về trong quá khứ, sức mạnh của tộc người càng đáng kể, đáng nể hơn.

[140]

Lời tấu của Hộ lý Tuần phủ Thanh Hoa là Nguyễn Đăng Giai: “Bọn Quách Tất

Công đời đời phản nghịch, mà dân xã Sơn Âm cố ý nuôi quân gian, không còn biết uy lệnh
của triều đình” (Thực Lục 2004 T3: 509). Chỗ khác lại chép: “Vả bọn Quách Tất Công, đời
đời làm kẻ hạn nghịch, lẽ trời không thể dung tha, mà dân xã Sơn Âm cậy hiểm nuôi gian,
không biết uy lệnh triều đình” (Bắc kỳ tiễu phỉ 2009 Q.l T.1: 184).

[141]

Trần Huy Liệu (1955) viết: “Trong những năm 1932-1935, dưới sự khủng bố dữ

dội của thực dân Pháp, hệ thống của đảng bị đứt đoạn nhiều; nhưng do sự ửng hộ của đồng
bào miền núi, đảng vẫn giữ được cơ sở ở miền biên giới như Cao-bằng, Lạng-sơn để thông
sang Trung Quốc và vươn thế lực xuống đồng bằng”.

[142]

Quan sát này cũng đúng cả cho người Việt trước thế kỷ XX, khi dân số còn đạt

mức cân bằng cho phép, rất khó bứng rễ người nông dân ở châu thổ khỏi quê hương của họ.
Nhưng khi cơ cấu dân số tăng vọt, nạn nhân mãn, đồng nghĩa với một cấu trúc dân số dồi
dào quá đáng trong khi quỹ đất nông nghiệp có hạn, dù muốn hay không, để không phá vỡ
cấu trúc xã hội, người Việt đã đẩy nhanh tốc độ di dân lên miền núi, và kết quả là miền núi
trải qua thế kỷ XX đã tràn ngập người Việt.

[143]

Tính chất tự trị của quyền lực tộc người chính là chủ đề quan trọng cần tìm kiếm.

Rất có thể, tính chất tự trị tộc người trong quá khứ, phần ứng với lãnh thổ nước Việt Nam
ngày nay, mạnh mẽ hơn những gì chúng ta có thể hình dung. Tìm hiểu suy nghĩ của một
quan lại thời Nguyễn, người đã đánh dẹp rất thành công bạo loạn tộc người ở miền núi
Quảng Nam (loạn người Đá Vách) là Nguyễn Tử Vân cho thấy tinh thần và niềm tin tồn tại
vào thời kỳ cuối của nền Quân chủ mạt kỳ: “Cái lo về người Thượng thì xưa đã từng phải
trải qua, sử sách chép đầy ra đó. Các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê nước ta cũng đâu tránh
được. Các nước người Thượng lớn như Ai Lao, Vạn Tượng, Chân Lạp, Tiêm La. Các nước
người Thượng nhỏ như Mỹ Lương, Sơn Âm, Thủy Xá, Hỏa Xá. Các nước ấy đều có đạo lý
vua tôi, có tôn ti trật tự nên dễ đối sách. Không nơi nào như người Thượng ở hạt ta, chưa
biết gì đến đạo lý làm người” (Ôn Như Nguyễn Tử Vân 2011: 14). Vị Tĩnh Man phủ sứ
triều Tự Đức - Nguyễn Tử Vân đã để lộ ra niềm tin của thời ông về sự tồn tại “các nước”:
“như Mỹ Lương, Sơn Âm, Thủy Xá, Hỏa Xá” “có đạo lý vua tôi”. Vùng đất mà Nguyễn Tử
Vân cho là “nước” thực ra tương ứng với các mường của người Mường, hay chỉ vùng đất
của người thiểu số Tây Nguyên. Tính chất, niềm tin về sự tồn tại các “nước” thời Tự Đức
còn được mở rộng đến mức nó tương ứng với các làng người Thượng Quảng Nam như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.