NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 309

Quốc) (Nguyễn Thị Yên 2009: 69-70). Mô tip siêu âm/dương vật kiểu Molojia/ Potolo là di
sản của nhiều tộc người toàn thế giới, của Nữ Oa/ Tứ Tượng (Hán), ở Sénégal, người Anu
(Nhật) và Việt Nam (Nguyễn Tùng 2010: 584);...

[130]

Nói rộng ra, vấn đề trên phổ quát cho nhiều tộc người có gốc nông nghiệp khắp

thế giới. Duy trì tín ngưỡng ma thuật về sự cộng cảm với tự nhiên, các tộc người nông
nghiệp chủ trương phóng túng tính dục với hy vọng các hành vi ấy tác động kích thích lên
tự nhiên (mặt khác, có thể lại chủ trương cấm dục trong mùa gieo hạt, một hình thức ma
thuật khác hy vọng dồn sức sống cho thiên nhiên nảy nở) (Frazer 2007, Chương XI).

[131]

Lối nói phổ biến diễn tả niềm vui trong truyện cổ H’mông.

[132]

Bạn quan tâm vấn đề này, có thể xem thêm chuyên khảo của tôi bàn về hệ thống

chức năng của chợ trong cấu trúc làng xã Việt Nam [Nguyễn Mạnh Tiến (2013), Chợ trong
cấu trúc làng, Bản thảo lưu tại Ban Văn học Dân gian, Viện Văn học].

[133]

Phiên bản Khau Vai được chia sẻ ra khá nhiều nhóm người H’mông. Trong diện

thực địa của tôi, vùng đông bắc, nhận thấy, người H’mông đi tới đâu cũng duy trì văn hóa
chợ tình. Căn rễ chợ tình mạnh đến nỗi, nó là di sản chung của ngay cả nhóm người
H’mông theo Tin lành hay theo tôn giáo truyền thống. Người H’mông theo Tin lành dù bỏ
truyền thống thờ cúng tổ tiên nhưng không bỏ văn hóa chợ tình. Cho dù, đằng sau văn hóa
chợ tình là sự khai phóng tính dục, điều khá xa lạ với nền đạo đức Tin lành.

[134]

Thăm hỏi về hoạt động chợ tình ở xóm người Giáy thuộc thị trấn Đồng Văn, ghi

nhận sự kiện chợ tình là một vãn đề phổ biến ở vùng người Giáy. Quan sát chợ tình Khau
Vai, các tộc người H’mông, Giáy, Nùng (Xuồng) là những “nhân vật chính”.

[135]

“Chợ tình” - một sáng tạo của báo chí đã trở nên thông dụng và chính thức trở

thành danh từ riêng chỉ hiện tượng văn hóa đặc biệt này của vùng cao. Và người vùng cao,
chịu sự qui định của diễn ngôn miền xuôi, ngày nay cũng phổ biến dùng chính từ “chợ
tình” để chỉ hiện tượng văn hóa bản địa của mình.

[136]

Người H’mông ở các nơi có chợ tình đều có các từ tương ứng để chỉ hoạt động

này. Trong tiếng H’mông, “mù khư” (mul khư) là “đi chợ”, “mù ủa khư” (mul gruôu khư)
là “đi chơi chợ”. Người H’mông ở Lũng Hồ, Đồng Văn phổ biến gọi đi chợ tình là “mù
khia khư” (mul khiêr khư) “đi trảy [hội] chợ”. Người H’mông ở Mèo Vạc cũng gọi đi chợ
tình là “mù khia khư” ngoài ra còn có thêm từ “mù khư phong lờ” (mul khư phông lưux) là
“đi chợ phong lưu”. Người H’mông theo đạo Tin lành ở Tuyên Quang gọi đi chợ tình là
“mù khư he te”. Người H’mông theo đạo Tin lành ở Thái Nguyên gọi đi chợ tình là “mù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.