của bạo lực tượng trưng chú rể, hay người nhà lôi kéo giả vò cô dâu, tranh chấp tượng
trưng hay vượt qua các thử thách, chướng ngại gây ra bởi nhà gái trong các nghi lễ đám
cưới đã gây ra những giải thích sai lầm về tàn dư của hôn nhân cướp đoạt. Theo Kosven, sự
thực thì các hành vi lôi kéo tượng trưng ấy trong đám cưới chỉ “phản ánh sự phá bỏ truyền
thống của chế độ mẫu quyền”, phản ánh quá trình nghi lễ đưa một người đàn bà ra nhập
một gia tộc mới. Đối với người đàn bà thì sự 'biểu diễn" ấy đầy ý nghĩa bi kịch, vì từ nay,
cô dâu sẽ mất quyền tự do thời con gái. Ở gia đình mới, cô sẽ phải chịu sự qui định hoàn
toàn của chồng và gia đình anh ta (Kosven 2005: 200-201).
Lí giải này của Kosven, có cơ sở hợp lý của nó. Trường hợp người H’mông, như Savina
cho biết, trong đám cưới, cô dâu hát những lời ai oán của tiếng hát làm dâu (chant de la
fiancée) dường như báo hiệu cho thân phận mới sẽ khổ hơn thời con gái tự do phóng túng
(Savina 1924: 227). Và như bình luận của Lemoine (1972) về thời tự do yêu đương chơi
nhởi của người gái H’mông sớm kết thúc khi đi vào hôn nhân. Điều ấy cho thấy, hôn nhân
là ấn tượng khá chua chát với cá nhân cô gái trong các xã hội phụ hệ. Tuy thế, với cộng
đồng (tộc loại) thì hôn nhân là niềm vui vì sẽ có thêm thành viên, với nhà trai có thêm
người (lao động, sinh sản làm lợi nhân khẩu dòng họ), còn với bố mẹ đẻ cô gái thì sẽ có
một món của cải nhờ “thách cưới”. Tuy thế, sự khổ ải của các cô gái của các tộc khác nhau
là không giống nhau. Tùy thuộc từng cấu trúc xã hội phụ hệ khắt khe hay thoải mái hơn
một chút (vì xã hội phụ hệ đã là cái phổ biến), mà đời người con gái làm dâu hiện lên sẽ bi
đát cùng cực hay được hân hưởng ít nhiều sự dân chủ, tự do.
Chú trọng phân tích tâm lí, ở đây không đi sâu, vả chăng là không cần thiết bởi đã
có đó những phân tích về phép song hành (parallelism) vốn phổ biến trong lời hát dân gian
tộc người (xem thêm: Nguyễn Văn Huyên 2003; Proschan 2010).
Người Thái cũng duy trì cách hiểu Táy nghĩa là “người tự do”. Ở Thái (Tây Bắc
Việt Nam), “táy” ban đầu chỉ người làm ruộng, sau khi xã hội phân đẳng cấp thì nhằm chỉ
đa số người (nông dân) tự do Thái nhằm phân biệt với pụa, pái, cuông, nhốc. Người Thái ở
Thái Lan thì đồng nhất tên dân tộc với nghĩa “người tự do” (Đặng Nghiêm Vạn 1975: 126;
Condominas 1997 : 304 ; và...). Như vậy, có thể hiểu, người tự do trong cách hiểu H’mông
của Corlett cũng mang nghĩa những người không phải làm nô lệ cho kẻ khác. Tộc danh bao
giờ cũng có nghĩa ban đầu chỉ “người”, phần hậu tố thì được ý chí từng tộc người tự nhận
hay bị kẻ khác áp đặt. Tuy thế, hậu tố “tự do” nếu tồn tại thì có lẽ là xuất hiện khá muộn.
Những diễn giải trên đây về người Thái là rút ra từ bộ Luật tục Thái ở Việt Nam
(Ngô Đức Thịnh - Cầm Trọng, 2003). Tuy thế, ở chỗ khác, chính Cầm Trọng lại cung cấp
những chi tiết khác hẳn, ông cho biết phiên tòa của chẩu mường và bô lão toàn mường Thái
ở Mường Lay xưa, xét xử tội ngoại tình bị bắt quả tang thì bị tử hình cả đôi nam nữ (Cầm