Trọng 1978 : 248). Như thế, người Thái ở Mường Lay xưa là khá khắt khe với tội ngoại
tình.
Phân biệt với Thiên Cực công chúa Trần Thị Dung, bà này vốn là vợ Lý Huệ
Tông, mẹ Lý Chiêu Hoàng, được phong làm Thái Thượng Hoàng hậu triều Lý. Nhà Trần
lập, bà bị phế làm Thiên Cực công chúa. Khi Thủ Độ triệt hạ hết tôn thất Nhà Lý đã lấy bà
(lấy chị họ) Trần Thị Dung làm vợ - một kiểu sở hữu nữ chính thống.
Trong thiên tình sử Chàng Bảy - nàng Lụa (Hán Sòng - Phé Lịa), truyện thơ của
người H’mông đen sưu tầm ở làng Khưa Dí, huyện Thạch An, Cao Bằng, tình yêu trai gái
được miêu tả rất tự do. Các cô gái luôn chủ động tán tỉnh và bày tỏ tình cảm với chàng trai,
rủ chàng trai về nhà qua đêm. Tính chất tự do và cao thượng của tình yêu Hán Sòng - Phé
Lịa, và vai trò người phụ nữ được đề cao của truyện thơ là một điều thú vị, góp thêm vào
giải thích cái cấu trúc xã hội lưỡng hệ H’mông (Hoàng Thị Cành - Hoàng Thị Thoa 2012).
Vì thế, Tiếng hát tình yêu của người H’mông còn được gọi là Tiếng hát mùa xuân.
Về hội mùa xuân Việt Nam và đáng chú ý là phần viết về hội mùa xuân H’mông, đã có
những khảo tả, nhưng thú vị, xem công trình: Trần Quốc Vượng - Lê Văn Hảo - Dương Tất
Từ (1976), Mùa xuân và phong tục Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội. Công trình này có tiền
thân là công trình Les fềtes saisonnières au Viet-Nam (Revue du Sud-est asiatique,
Bruxelles, No 2/1962) của Lê Văn Hảo.
Lê Văn Hảo cũng là tác giả Hành trình vào dân tộc học (Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn,
1966), cùng với Nhân chủng học (Tài liệu nội bộ Đại học Văn khoa Sài Gòn, 1974) của
Nghiêm Thẩm và Cửa vào phong tục Việt Nam (Tài liệu học tập về Văn minh Việt Nam -
Đại học Văn khoa Sài Gòn, 1974) của Phạm Việt Tuyền là những giáo trình tiêu biểu của
dân tộc học ở miền Nam 1954 - 1975. Nếu so sánh với các giáo trình dân tộc học miền Bắc
cùng thời như Cơ sở dân tộc học (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1973)
của Phan Hữu Dật, và sau này là cả nước với Dân tộc học đại cương (Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1995) của Lê Sỹ Giáo chủ biên thì quan điểm tri thức của dân tộc học miền Nam là
rộng rãi và cập nhật với thế giới. Nền dân tộc học giai đoạn 1954 - 1975 đáng chú ý ở miền
Nam, trong đấy, một phần được công bố bằng ngoại văn (Nguyễn Bạt Tụy, Nghiêm Thẩm,
Lê Văn Hảo...) nên đã không được nhìn nhận đúng với giá trị học thuật để lại của nó.
Hát đối ở người Việt, người H’mông, Dao hay bất cứ tộc người nào cũng liên
quan đến yếu tố tính dục, phồn thực. Điều này được nhiều người xác nhận, như Granet và
Henri Maspero, (Maspero 1999: 490-507; Nhiều tác giả 2009; Phạm Xuân Lộc 2009).
Nhóm Tày Nùng có những biểu hiện khá rõ khi nguồn gốc hát đối giao duyên nam nữ liên
quan đến âm hộ trong cái háng đang dạng ra của bà mẹ khởi nguyên Molojia, hay cái siêu
dương vật bắc làm cầu qua sông của ông bố khởi nguyên Potolo (nhóm Choang Trung