sun tầm văn chương dân gian Nguyễn Văn Ngọc. Ông đã biết phê phán cái óc Hoa tâm
trong mô hình Hán hóa khi quan sát các tộc người khác mình: “Cái lòng tự ái, tự phụ, dễ
đâu cũng thế. Người Tàu tự tôn mình làm Trung Quốc, cho ta là giống Nam di, thì ta cũng
tự lấy ta làm văn hiến, mà coi hết cả bao nhiêu tộc người khác ở chung quanh ta như người
Thổ, người Nùng, người Mán, người Mèo, người Xá, người Mường. . . là dã man, hủ bại,
tưởng không có chút gì được giống như mình để coi làm bằng đẳng” (Nguyễn Văn Ngọc
1925). Đặt nhận xét phê phán ấy trong tương quan so sánh với một trí thức cùng thời của
Nguyễn Văn Ngọc là Nhật Nham Trịnh Như Tấu mới thấy ông Ngọc thật tiến bộ. Trịnh
Như Tấu viết về người Mèo như sau: “Sở dĩ người ta gọi là Mèo, vì thổ dân đó sống còn
man rợ, leo núi giỏi và họ có tiếng rống như Mèo kêu”!!!
Sự phức tạp ấy sẽ nhân lên nếu ta đi sâu vào tìm hiểu thêm vấn đề tổ chức hành
chính vùng Mường trong thời thuộc Pháp, đã có một kiểu “lưỡng đầu chế” vùng Mường
khi tồn tại song song cả bộ máy cai trị kiểu Mường lẫn kiểu Pháp (mà trước đấy là lưu quan
Kinh dưới thời Nguyễn). Người Pháp (và nhà Nguyễn trước đó) đã có những nỗ lực để loại
bỏ quyền lực các quan lang địa phương, song, hình như vấn đề đã không khả quan như
mong muốn của người Pháp (và nhà Nguyễn).
Cầm Trọng theo phép loại suy, chỉ dám đi đến đoán định Lếm, Lé là Xinh mun,
Kho mú (Cầm Trọng 1978: 44)
Quan hệ anh em, mà trong đó Kinh là anh, các tộc thiêu số là em, vì thế, là một
tâm thức của tiền hiện đại tồn tại lâu bền trong não trạng Việt Nam. Ngày nay, quan hệ bất
bình đẳng anh em ấy là một nhận thức đã lỗi thời. Giữa các tộc người, là quan hệ bạn bè.
Là bạn thì không tồn tại quan hệ trên dưới, tôn ti nâng đỡ kiểu “đưa miền núi tiến kịp miền
xuôi”. Nhất là một miền xuôi thường duy ý chí, áp đặt các mô hình đôi khi là không hề
tương thích với hệ thống tri thức bản địa tộc người.
Thượng Tây Bắc ở đây là chỉ phần phía trên của Tây Bắc (nhìn từ Hà Nội), nơi
người Thái gây ảnh hưởng, và như thế, phần còn lại là hạ Tây Bắc (cộng miền núi Thanh
Hóa) là vùng thuộc ảnh hưởng của người Mường. Mường - Thái, như thế, kể từ thế kỷ X -
XIII, bắt đầu “định dạng” ra khối quyền lực vùng Tây Bắc Việt Nam.
Cơ sở ý kiến của Condominas là từ dẫn lời cha Antoine Bourlet, người ghi lại câu
ngạn ngữ dân gian phổ biến ở người Thái vùng Hồi Xuân: “người Xá khác con khỉ như thế
nào thì người Thái khác người Xá như thế” [“Les Thay”, Anthropos 2, 1907: 922, chú thích
4 (theo: Condominas 1997: 303)]. Tuy thế, Cầm Trọng lại cung cấp cách hiểu khác, theo
đó, cốn hướn mới là đẳng cấp thấp hèn nhất trong xã hội Thái. Cốn hướn gồm nhiều thành