Như nhận xét, mang tính chất “không hiểu nổi” của thực dân Pháp đầu thế kỷ XX
phải đối đầu với các bạo loạn H’mông đầy dữ dằn ở miền núi phía Bắc. Với niềm tin bất
diệt đã có bùa hộ mệnh được bảo đảm bởi bùa phép của đáng cứu thế tộc người, từng đoàn
người H’mông tiến lên hiên ngang, đàn bà thì tốc ngược vạt trước váy, hết lớp này đến lớp
khác gục ngã trước các làn đạn của kẻ thù nhưng quyết không lùi bước. Những người Pháp
xâm lược chỉ còn biết dùng từ “điên” để chỉ hiện tượng ấy.
Số liệu của Phan Đại Doãn là mâu thuẫn, bởi: tổng thời kỳ Gia Long đến Tự Đức
có 350 cuộc khởi nghĩa, nhưng chỉ Gia Long đến Thiệu Trị có 378 cuộc khởi nghĩa!? [Chưa
tính thời Tự Đức có số vụ nổi loạn nhiều nhất!!!]. Số liệu không chính xác ấy của Phan Đại
Doãn lại được Nguyễn Phan Quang dẫn theo và không phê phán [Phan Đại Doãn, Báo cáo
tại Hội nghị khoa học về triều Nguyễn, đầu năm 1977, Khoa Sử, Đại học Sư phạm Hà Nội;
chuyển dẫn theo Nguyễn Phan Quang (1986: 6)]. Chỗ này, không biết Nguyễn Phan Quang
có chép nhầm, hay có sự lẫn lộn gì không? Thật tiếc là tôi đã không tìm ra nguồn bài báo
cáo của Phan Đại Doãn để kiểm chứng. Nhầm lẫn của Phan Đại Doãn là khó hiểu?
Chỉ các sử gia theo quan điểm marxism như J. Chesneaux, Murasêva, Ôgnhêtôp...
Mà trước đó là của Qua Ninh và Vân Đình. Trong Vấn đề dân cày (1937, 2
quyển, Tủ sách Dân chúng - Đức Cường xuất bản, Hà Nội), Qua Ninh và Vân Đình đã viết
về thắng lợi của Lê Lợi và Quang Trung trong các thời đại khác nhau là “trông cậy” và con
thịnh nộ của lớp dân cày. Quan điểm này, sau được các tác giả trong tập san Nghiên cứu
Văn - Sử - Địa như Trần Văn Giàu, Minh Tranh, Trần Huy Liệu, Văn Tân... tiếp tục khẳng
định.
Điểm vài công trình tiêu biểu: Trần Quốc Vượng - Đinh Xuân Lâm (1967),
Những trang sử vẻ vang của các dân tộc miền núi, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Lã Văn Lô
(1973), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và
giữ nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Nguyễn Đức Châu - Nguyễn Tuấn Chung (1994),
Ông cha ta hảo vệ biên giới (từ thời Hùng Vương đến nhà Nguyễn), Nxb Công an Nhân
dân, Hà Nội; Phan Hữu Dật - Lâm Bá Nam (2001), Chính sách dân tộc của các chính
quyền nhà nước phong kiến Việt Nam (X - XIX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đàm Thị
Uyên (2007), Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (thế kỷ XI đến
giữa thế kỷ XIX), Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, và...
Bonifacy (1914) không tin Vân bị diệt, ông cho rằng đó chẳng qua chỉ là lối chép
sử khoa trương để giữ thể diện “chẳng lạ gì” của sử gia trung đại [nhà Nguyễn] Việt Nam.
Nguyễn Phan Quang cũng tỏ ra nghi ngờ, và ông còn cung cấp một chi tiết theo một truyền