NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 320

sách “ki mi” ngầm hiểu là sự bất lực một chừng mực của trung ương”. Có lẽ, ý thức được
sự nhỏ bé “thực” của Đại Việt nên đến năm 1320 đời Trần Minh Tông mới than thở: “sao
mà lại có một nước bé bằng bàn tay (NMT nhấn mạnh) mà phong quan tước nhiều thế”
(Toàn Thư 1998 T2:104).

[187]

Một ví dụ, Toàn thư chép: Năm 1013, “Mùa xuân, tháng 2, định các lệ thuế trong

nước: 1 - Ao hồ ruộng đất, 2 - Tiền và thóc về bãi dâu, 3 - Sản vật ở núi nguồn các phiên
trấn, 4 - Các quan ải xét hỏi về mắm muối, 5 -Sừng tê, ngà voi, hương liệu của người Man
Lão, 6 - Các thứ gỗ và hoa quả ở đầu nguồn” (1998 T.1: 243). Như vậy, trong 6 định lệ thuế
thời Lý, trừ 2 khoản đầu, nguồn lợi từ thuế đến từ miền núi chiếm tới 4 mục. Nguồn lợi từ
thu thuế, tôi không biết chính xác dưới thời Lý chiếm bao nhiêu phần thuế thu nhập quốc
gia, nhưng đoán là lớn, bởi cứ chiếu từ nguồn lợi từ thuế ở Đàng Trong (1786) thu từ miền
núi chiếm tới gần 50% tổng thu (Li Tana 2013; Salemink 2008: 21). Từ đó, mà đoán biết
với quốc gia có 2/3 đồi núi thì nguồn thu từ núi rất lớn. Chẳng biết liên tưởng này có xa quá
không?

[188]

Điều mà sau này, quan lại Nho giáo đã không hiểu nổi, từ Ngô Sỹ Liên đến Ngô

Thời Sỹ, đều phê phán hành vi bang giao gả công chúa “lá ngọc cành vàng” cho “thổ tù
man mọi” là làm nhục quốc thể. Thời ấy, có câu ca: Tiếc thay cây quế giữa rừng/ để cho
thằng Mán, thằng Mường nó leo
, được ngầm chỉ về sự kiện này. Nhiều học giả đã chỉ ra
não trạng Hoa Di Nho giáo ăn sâu vào trong các nhận định kỳ thị chủng tộc của quan lại
nhà Nho như Ngô Sỹ Liên và Ngô Thời Sỹ (Hoàng Xuân Hãn 2003; Nguyễn Hải Kế 2014).
Đỉnh điểm của hoạt động chính trị hôn nhân bang giao đó chính là vụ gả Huyền Trân cho
Chế Mân lấy hai châu Ô, Lí. Nhà Trần, về cơ bản, vẫn tiếp tục mô hình kiểu Lý trong ứng
xử với miền núi, vụ Huyền Trân là tiêu biểu cho chính trị hôn nhân bang giao, vụ Nhật
Duật lại đại diện cho nỗ lực “thông hiểu tộc người” của vương triều Trần. Toàn thư (1998
T2: 46) chép: năm 1280, Vua sai Trần Nhật Duật đi dụ hàng Trịnh Giác Mật ở đạo Đà
Giang làm phản. “Phi vụ lịch sử” dụ hàng Trịnh Giác Mật của Duật được sử quan miêu tả
ly kỳ gợi nhắc đến tích “đơn đao phó hội” của Quan Vũ bên Tàu. Có khác chăng ở đây,
Nhật Duật nhờ “thạo tiếng nói”, “ăn bốc, uống bằng mũi” như Man tục, khiến cảm phục
đám dân Man theo về, làm yên Tây Bắc. Não trạng Hoa Di, rõ ràng vắng bóng trong hành
động Nhật Duật.

[189]

Thủ lĩnh Tày phủ Phú Lương Dương Tự Minh là một trường hợp lý thú. Quyền

lực của vị thủ lĩnh Tày này là rất lớn bởi địa vực cai quản phủ Phú Lương ăn lẹm ra đất các
huyện thuộc 5, 6 tỉnh Đông Bắc ngày nay. Nhà Lý đã tiêu tốn 2 nàng công chúa gả làm vợ
Tự Minh. Toàn thư chép: gả công chúa Diên Bình năm 1127, gả công chúa Thiều Dung
năm 1150 và phong Tự Minh là Phò mã lang. Có hai cô vợ ở Thăng Long, được tin cẩn
giao nhiều trọng trách quan trọng nên Tự Minh đã không phụ lòng tin của nhà bố vợ hoàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.