NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 36

lịch sử Việt Nam nhìn từ núi thì cần tận dụng lại nhiều nguồn tư liệu, trong đó, vốn tư liệu
văn học dân gian tộc người như truyện kể, bài ca, sử thi, luật tục luôn rất cần thiết. Các nhà
Tây Nguyên học hẳn là những người hiểu sâu sắc địa vị quan trọng của văn học truyền
khẩu trong cơ cấu tộc người. Boulbet đầy thấm thìa trong nhận định: “Các cổ ca là nguồn
suối và giáp lưu của mọi sự việc” (Boulbet 1999: 25). Condo và Dambo đều cho rằng có
thể thông qua nghiên cứu sử thi, thơ ca dân gian để hiểu biết tổ chức xã hội, lịch sử các bộ
tộc Nam đảo miền trung Việt Nam (Condominas 1997: 201,339-340; Dambo 2003: 30).
Dournes thậm chí, có phần cực đoan khi cho rằng, chẳng có gì là đáng kể ngoài thơ ca dân
gian khi nghiên cứu về các tộc người miền núi Tây Nguyên Việt Nam (Hardy 2014). Tóm
lại, có một sự xác nhận tầm quan trọng đặc biệt của văn chương dân gian như là một cánh
cửa lớn mở vào hiểu biết tộc người. Xuất phát từ vết tích để lại trong một “thể loại” văn
học folklore nổi trội của tộc người để hiểu các cấu trúc tâm lí, lịch sử, tổ chức xã hội... của
tộc người, ấy là một thực hành dân tộc học văn học không mấy xa lạ, cụ thể và mang tính
hiệu quả. Tuy nhiên, ở đây, cần ý thức một điều, văn học các tộc người không bao giờ là
những diễn ngôn “tự trị”, đơn độc, bị tách rời, cô lập với môi trường văn hóa sản sinh ra nó.
Trái lại, diễn ngôn ấy là các thực thể sống động, luôn gắn liền với không gian sinh hoạt,
văn hóa tộc người. Văn học dân gian tộc người thuộc sự kiện xã hội tổng thể. Do đó, thể
loại folklore được chọn, hiện hữu liên tục trong những tình thế liên văn bản rộng lớn với
những cái văn hóa, xã hội khác của tộc người, tất cả tương tác qua lại lẫn nhau. Hướng cái
nhìn trở ra miền núi phía bắc, thì văn chương dân gian của người H’mông cũng như sử thi
Thái, Mường, then, cọi Tày, páo dung của người Dao... luôn cần được các nhà dân tộc học
văn học khai thác đúng phương pháp nhằm “khảo cổ học văn bản” các yếu tố lịch sử, văn
hóa, chính trị, tâm lí, xã hội, tín ngưỡng tộc người. Một đường lối dân tộc học như thế, là
đặc thù, đặt suy tư trên căn nền văn chương dân gian.

Chọn dân ca làm điểm tựa để đi vào tâm hồn người H’mông, nghiên cứu này, xuất

phát từ cái cụ thể, về ý nghĩa quan trọng nổi trội của dân ca với văn hóa H’mông. Từ đấy,
tựa lưng vào dân ca như một cứ điểm ngữ văn tộc người chiến lược để tiến hành phân tích
cơ cấu tâm lí, thẩm mỹ, xã hội H’mông, góp thêm vào sự hiểu tộc người. Bởi, dân ca với
tính chất nổi bật lên một cách dễ nhận biết trong tổng thể văn học và văn hóa H’mông, nên
trước đây, không ngạc nhiên khi có người đặt ra vấn đề lấy dân ca để hiểu tâm lí người
H’mông.

Cách đây gần 30 năm trước, nhà thơ Chế Lan Viên trong một bài viết tinh tế, nhiều gợi

mở có tên: Tâm hồn và tiếng hát H’mông in với tư cách là Lời giới thiệu cho công trình sưu
tầm Dân ca H’mông của Doãn Thanh (Doãn Thanh 1984), mà ngày nay đã trở thành “kinh
điển” trong khu vực nghiên cứu, sưu tầm dân ca H’mông

[21]

. Chế Lan Viên đã cố gắng hiểu

tâm hồn H’mông từ tiếng hát, tức thể dân ca của họ. Từ trên nền làm việc ấy, Chế Lan Viên
với sự tinh nhạy của một nhà thơ, đã phát hiện ra nhiều điểm lí thú về tâm hồn người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.