NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 37

H’mông được hiển lộ thông qua tiếng hát. Tuy nhiên, Chế Lan Viên tỏ ra hoang mang, trăn
trở khi cho rằng không biết mình có “lẩn thẩn” hay không khi để hành động suy tư / hiểu
tâm hồn một tộc người từ tiếng hát của họ? (Doãn Thanh 1984: Lời giới thiệu). Nhưng cuối
cùng, nhà thơ cũng nhận thấy chỉ có thể đi từ tiếng hát để mà hiểu tâm hồn H’mông mà
thôi

[22]

. Cách thức làm việc của Chế Lan Viên, như vậy, hoàn toàn chỉ do kinh nghiệm

mách bảo chứ không hẳn là phương pháp luận khoa học dẫn đạo. Nhưng với trực giác thi
sĩ, Chế Lan Viên đã có lúc điểm trúng vấn đề. Từ đấy, ông có những phát hiện mang giá trị
gợi mở vào nghiên cứu tâm lí H’mông

[23]

. Nhưng dẫu sao, dễ nhận thấy lối làm việc mang

đậm màu sắc trực giác và kinh nghiệm luận của nhà thơ luôn khiến ông bối rối. và những
tưởng tượng dựa trên quan hệ tình cảm, đôi khi đã dẫn ông đi quá xa bản chất vấn đề là
không thể tránh khỏi.

Cùng quan điểm làm việc như Chế Lan Viên, nhưng nghiên cứu này có xuất phát điểm

khác biệt với thi sĩ. Điều này liên quan sâu xa tới hành vi chọn dân ca để nghiên cứu tâm lí
H’mông như ý hướng nghiên cứu quan trọng. Luôn gián cách để phản tỉnh sâu sắc với kinh
nghiệm luận thuần túy. Tôi cố gắng xác lập cơ sở cụ thể cho đối tượng nghiên cứu của
mình. Bởi, theo quan sát dân tộc học văn học, ở những bề ý nghĩa nổi trội nhất với người
H’mông, nơi nào cũng vậy, dân ca luôn có một vị trí quan trọng đặc biệt không chỉ trong
kho tàng folklore, mà còn cả trong toàn bộ đời sống tinh thần cộng đồng. Những khảo sát
về các thể loại văn học dân gian H’mông luôn cho phép nhận thấy dân ca là thể loại nền
tảng còn lại trong kho tàng văn học H’mông, “hỗn đồng”, “nguyên hợp”, dung chứa các thể
loại khác

[24]

. Truyện thơ H’mông được lấy ra từ dân ca H’mông (Hờ A Di 2004). Hoặc như

thể loại tiên khởi thần thoại, ngày nay chỉ còn biết được phần lớn thông qua dân ca, nói
khác, thần thoại H’mông là mảnh vỡ nhặt ra từ tang ca. Điều này có thể nhìn thấy qua sự
tuyển chọn giới thiệu thần thoại H’mông từ Tang ca của các tác giả bộ Tổng tập vãn học
dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam
(Nhiều tác giả, 2009). Thực ra, nếu như tính nguyên
hợp
đã là một đặc điểm hên của quan sát folklore, thì việc chia tách thể loại là một điều
“bất đắc dĩ”, khi cần làm sáng rõ đối tượng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Với khoa
folklore thì sự chia tách nào cũng chỉ mang tính tương đối. Ví dụ như truyện kể và truyền
thuyết của các tộc người Tây Nguyên luôn biểu hiện chính thức theo lối hát (Dambo, 2003,
tr.185); các nhà nghiên cứu sử thi Tây Nguyên gọi đấy là hình thức “hát kể”. Ngược lại,
dân ca H’mông, nhất là Tang ca, cho phép nhìn ở đấy ít nhiều dấu vết nhất định của một
bản sử thi H’mông.

Nên, với trường hợp người H’mông, xuất phát từ khoa văn học, mở rộng biên độ vào

văn hóa, xã hội học để nghiên cứu tâm lí tộc người không phải là sự tùy tiện trong việc lựa
chọn đối tượng. Hay khác đi, không kém phần khiên cưỡng, lấy tiêu chí tộc người này áp
vào thực tiễn vốn mang đặc thù riêng của tộc người khác. Bởi, nếu như dân ca có vị trí nổi
trội (dominante) nhất trong kho tàng folklore H’mông thì, trái lại, nó không chiếm vị trí

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.