cậy đó. Khi khách hàng gọi món xong, anh sẽ nói: “Rất tuyệt, quý vị có
muốn tôi gợi ý hay chọn một loại rượu thích hợp cho tối nay không ạ?”
Một cảnh tượng sau đó luôn lặp lại mỗi tối, một sự đồng nhất đáng chú ý từ
phản ứng của khách hàng: mỉm cười, gật đầu và hầu như là tất cả đều đồng
ý.
Thậm chí không cần đứng ở vị trí quan sát thuận lợi của tôi, ai đó cũng
có thể đọc được ý nghĩ của khách hàng qua vẻ mặt của họ. Họ dường như
đang đáp lại: “Chắc chắn rồi. Anh biết ở đây có thứ gì ngon và anh lại còn
đứng về phía chúng tôi nữa. Hãy nói cho chúng tôi biết nên chọn loại rượu
gì”. Có vẻ hài lòng, Vicent người biết rõ các loại rượu vang – sẽ đưa ra một
số loại rượu rất ngon (và đắt nữa). Anh cũng rất dễ thuyết phục khách hàng
như vậy khi họ chọn món tráng miệng. Còn khách hàng, dù không lướt qua
thực đơn tráng miệng thì cũng đưa cho một người bạn đã bị món bánh
Baked Alaska và kem sô-cô-la mà Vicent miêu tả thuyết phục hoàn toàn.
Vậy cuối cùng, còn ai đáng tin hơn một chuyên gia chứng minh sự chân
thành của mình minh bạch như thế?
Bằng cách kết hợp các yếu tố của quy luật có qua có lại và một thứ
quyền lực đáng tin cậy thành một thủ thuật thanh lịch, về căn bản Vicent có
thể làm tăng lên cả phần trăm hoa hồng lẫn hóa đơn thanh toán của khách
hàng. Thực ra, điểm xuất phát của kỹ thuật này cũng rất tốt. Nhưng cũng
cần chú ý rằng phần lớn số tiền thưởng mà anh thu được xuất phát từ việc
không quan tâm đến lợi ích cá nhân. Tỏ ra đi ngược lại lợi ích tiền bạc của
bản thân lại tạo ra rất nhiều lợi ích.
CÂU CHUYỆN BẠN ĐỌC
Từ một doanh nhân trẻ
“Khoảng hai năm trước, tôi cố gắng bán chiếc ôtô cũ vì vừa mua một
cái mới. Một hôm, đi ngang qua một bãi xe cũ, tôi thấy cái bảng ghi
’Chúng tôi sẽ bán chiếc xe của bạn với giá cao nhất‘. Tôi nghĩ đây
đúng là cái mình cần nên đỗ xe lại và nói chuyện với ông chủ bãi xe.
Tôi bảo với ông ta là tôi muốn bán chiếc xe với giá khoảng 3.000 đô