Như vậy, nếu chúng ta bị những áp lực từ sự khan hiếm trong một tình
huống lợi dụng sự thỏa hiệp từ phía chúng ta bao vây, phản ứng tốt nhất của
chúng ta sẽ diễn ra ở hai giai đoạn. Ngay khi cảm thấy sự khuấy động tâm
lý dâng lên từ những ảnh hưởng của sự khan hiếm, ta nên dùng chính sự
khuấy động đang dâng lên đó làm dấu hiệu để dừng ngay lại. Những quyết
định thỏa hiệp khôn ngoan không có chỗ cho những phản ứng háo hức,
hoang mang. Chúng ta nên tự trấn tĩnh và lấy lại cái nhìn lý trí. Khi đã làm
được điều này, chúng ta có thể chuyển sang giai đoạn thứ hai bằng câu hỏi
tại sao ta muốn món đồ đó. Nếu câu trả lời là, ta muốn nó chủ yếu vì mục
đích sở hữu thì nên dựa vào tính giá trị của nó để đánh giá xem mình muốn
sử dụng nó đến mức nào. Tuy nhiên, nếu câu trả lời là ta muốn nó chủ yếu
vì chức năng của nó (tức là, ta muốn cái gì đó tốt để chạy, để uống, để ăn,
v.v…), thì cần nhớ rằng món đồ phải hoạt động tốt cho dù nó khan hiếm
hay dồi dào. Rất đơn giản, ta chỉ cần nhớ rằng những chiếc bánh quy khan
hiếm không hề ngon hơn.
CÂU CHUYỆN BẠN ĐỌC
Từ một bạn gái ở Blacksburg, Virginia
“Giáng sinh năm ngoái, tôi gặp một người đàn ông 27 tuổi. Lúc đó tôi
19. Mặc dù đó không phải là mẫu bạn trai lý tưởng của tôi, tôi vẫn đi
chơi cùng anh ấy có thể vì đó là một điều bình thường khi hẹn hò với
một người đàn ông lớn tuổi hơn. Nhưng tôi chưa thật sự cảm thấy bị
hấp dẫn cho đến khi những người thân của tôi tỏ ra lo lắng về tuổi tác
của anh ấy. Họ càng tham gia vào chuyện này thì tôi càng cảm thấy
yêu. Mối tình cũng chỉ kéo dài trong năm tháng. Nhưng nếu bố mẹ tôi
không nói gì ngay từ đầu thì có thể nó đã kết thúc sớm hơn bốn tháng
so với thực tế”.
Mặc dù Romeo và Juliet đã qua đời cách đây rất lâu nhưng dường như
“hiệu ứng Romeo và Juliet” vẫn sống mãi và tràn đầy sức mạnh với sự
hiện diện ở nhiều nơi.