Cuộc đối thoại này minh chứng cho chủ đề cơ bản của cuốn sách này: rất
thường xuyên, khi quyết định về ai hay cái gì đó, chúng ta không sử dụng
hết những thông tin liên quan vốn có; thay vào đó, ta chỉ dùng một mẩu
thông tin đơn độc và tiêu biểu cho tất cả những thông tin cần thiết. Mặc dù
thường cho ta những chỉ dẫn đúng đắn, nhưng một mẩu thông tin tách biệt
như thế cũng có thể đẩy chúng ta đến những sai lầm ngớ ngẩn. Nếu những
kẻ láu cá lợi dụng những sai lầm như thế này thì sẽ khiến chúng ta có vẻ
ngốc nghếch và tồi tệ.
Đồng thời, một chủ đề phức tạp khác cũng được giới thiệu xuyên suốt
cuốn sách: Mặc dù tính nhạy cảm dẫn đến những quyết định ngốc nghếch
thường đi kèm với việc chúng ta chỉ dựa vào một đặc tính đơn lẻ của thông
tin có liên quan, nhưng nhịp sống hiện đại lại đòi hỏi chúng ta phải thường
xuyên sử dụng những lối tắt như vậy. Hãy nhớ lại chủ đề này ở Chương 1,
hướng tiếp cận theo lối tắt của chúng ta giống như sự phản ứng máy móc
của động vật bậc thấp. Những kiểu hành động tinh vi và phức tạp của
chúng có thể bị kích thích bằng một đặc điểm kích thích đơn lẻ: tiếng kêu
“chíp-chíp”, nhúm lông đỏ hay một chuỗi phát sáng đặc trưng. Lý do khiến
cho những động vật bậc thấp phải dựa vào những đặc điểm kích thích đơn
lẻ như vậy là vì trí óc hạn chế của chúng. Bộ não nhỏ bé của chúng không
thể tiếp nhận và xử lý tất cả các thông tin có liên quan trong môi trường.
Do vậy, những động vật này phải vận dụng tính nhạy cảm đặc biệt đối với
một số khía cạnh nhất định của thông tin. Do những khía cạnh được lựa
chọn này của thông tin đã đủ để có thể đưa ra những phản ứng đúng đắn,
nên thông thường, phương pháp phản ứng này đạt hiệu quả rất cao: Bất kể
khi nào một con gà mái nghe tiếng “chíp-chíp”, bấm vào, kêu ro ro, nó sẽ
biểu hiện đúng những hành vi máy móc của gà mẹ. Điều này chứng tỏ khả
năng trí óc giới hạn của nó không thể giải quyết nhiều tình huống và lựa
chọn khác nhau mà nó gặp phải hàng ngày.
Tất nhiên, cơ chế hoạt động của bộ não chúng ta hiệu quả hơn rất nhiều
so với gà mẹ hay bất kể một loài động vật nào để giải quyết vấn đề nêu
trên. Chúng ta có khả năng tiếp nhận vô số các yếu tố thực tế liên quan mà