John Stuart Mill, nhà kinh tế học, nhà tư tưởng chính trị, đồng thời là nhà
khoa học người Anh, đã qua đời cách đây hơn một thế kỷ. Năm ông qua
đời (1873) được coi là một năm quan trọng vì người ta cho rằng ông là
người cuối cùng biết tất cả mọi thứ cần biết trên thế giới. Ngày nay, ý nghĩ
cho rằng một ai đó có thể nhận thức được mọi vấn đề thực tế là điều thật
nực cười. Sau hàng thiên niên kỷ tích lũy dần dần, kiến thức của con người
đã mở rộng đến một kỷ nguyên phát triển với gia tốc cực nhanh, tăng lên
gấp bội và mang tầm vóc khổng lồ. Chúng ta đang sống trong một thế giới
mà hầu hết thông tin chỉ có giá trị không quá 15 năm. Người ta ước tính,
chỉ trong các lĩnh vực khoa học (ví dụ như ngành vật lý), cứ sau tám năm,
kiến thức của con người tăng lên gấp đôi. Sự bùng nổ thông tin khoa học
không chỉ giới hạn ở các arcane arenas như hóa học phân tử và vật lý lượng
tử mà ngày nay còn mở rộng đến các lĩnh vực tri thức mà chúng ta sử dụng
để cố gắng giữ sức khỏe dồi dào, phát triển trẻ em, dinh dưỡng và các vấn
đề tương tự. Hơn nữa, tốc độ phát triển nhanh chóng sẽ vẫn còn tiếp tục vì
hiện nay, rất nhiều nhà khoa học vẫn đang còn sống và làm việc.
Ngoài những tiến bộ như vũ bão của khoa học, mọi thứ đều thay đổi
nhanh chóng và hướng về gia đình. Trong cuốn sách Future Shock (Cú sốc
tương lai), Alvin Toffler đã cung cấp những tài liệu mới về cuộc sống hiện
đại hàng ngày với sự phát triển nhanh chóng chưa từng thấy: chúng ta đi lại
nhiều hơn và nhanh hơn; chúng ta chuyển đến những nơi ở mới thường
xuyên hơn; chúng ta quan hệ rộng hơn nhưng chỉ là những mối quan hệ
ngắn ngủi; trong các siêu thị, các triển lãm xe hơi và những phố buôn bán
lớn, chúng ta đối diện với hàng loạt sự lựa chọn với hàng loạt sản phẩm và
kiểu dáng chưa từng thấy trong năm ngoái và rất có thể sang năm, chúng đã
lỗi thời và bị lãng quên. Mới lạ, nhất thời, đa dạng và nhanh chóng là
những dấu hiệu cơ bản của văn minh.
Quá trình phát triển của công nghệ mang lại sự xuất hiện dồn dập các
thông tin và các sự lựa chọn như thế. Dẫn đầu là sự phát triển về khả năng
thu thập, lưu trữ, lấy ra và trao đổi thông tin của chúng ta. Đầu tiên, thành
tựu của những tiến bộ như trên bị giới hạn ở những tổ chức lớn, như cơ