Hình 2-1: Xưa và nay. Vào những
năm 1960 và đầu những năm 1970, nhóm Krishma gây quỹ theo cách đáng chú ý, hơn ngày
nay nhiều (bên phải). Hãy để ý chiếc túi ngụy trang mà một người quyên tiền ngày nay sử
dụng để tiếp cận những vị khách trên sân bay (bên trái).
Giải pháp mà Krishna đưa ra rất thông minh. Họ chuyển sang một thủ
thuật gây quỹ mà việc tạo thiện cảm với người quyên góp ở đối tượng
không còn cần thiết. Họ sử dụng một phương pháp đề nghị quyên góp gắn
với nguyên tắc đáp trả mà, như đã được minh chứng trong nghiên cứu của
Regan, đủ mạnh để vượt qua yếu tố thiện cảm với người quyên tiền. Chiến
lược mới này vẫn bao gồm lời đề nghị quyên góp ở những nơi công cộng
có nhiều người đi bộ (sân bay là một địa điểm lý tưởng) nhưng giờ đây, đối
tượng nhắm tới được tặng trước một “món quà” – một cuốn sách Bhagavad
Gita hay tạp chí Back to Godhead (Quay về với Chúa) của giáo phái hoặc
một bông hoa. Những vị khách qua đường cả tin thường đột nhiên thấy một
bông hoa được ấn vào tay mình hay cài vào áo choàng của mình mà không
có cách nào để trả lại ngay cả khi quả quyết là không muốn. “Không, đó chỉ
là món quà của chúng tôi dành cho bạn” – người quyên tiền nói và không
chịu nhận lại. Chỉ sau khi thành viên Krishna chắc chắn sức mạnh của
nguyên tắc đáp trả có khả năng sinh lợi trong tình huống này, họ mới đề
nghị đối tượng quyên tiền cho tổ chức. Chiến lược tặng-trước-khi-xin đã
thành công rực rỡ trong tổ chức Hare Krishna, mang lại một nguồn tài
chính khổng lồ và được hưởng quyền sở hữu đền, nhà cửa, tài sản, cơ sở
kinh doanh trong 321 trung tâm khắp Mỹ và nước ngoài