lại lẩn vào túi hương mang bên chàng. (3) Dịch nghĩa: Không viết thư tình
không viết thơ, chiếc khăn tay trắng gửi tương tư, tâm trí nhận rồi điên đảo
xem, ngang cũng tơ mà dọc cũng là tơ, tâm sự này có ai biết được. (1)
Nghĩa là cắt ống tay áo. Xưa vua Hán Ai Đế vô cùng yêu mến một chàng
trai tên là Đổng Hiền. Một hôm ngủ trưa, Đổng Hiền gối lên tay áo của vua,
vua ngủ dậy không nỡ đánh thức Đổng Hiền liền lấy kiếm cắt tay áo của
mình rồi đứng lên, không làm Đổng Hiền thức giấc. Từ đó về sau, từ này
thường được dùng để chỉ các mối tình đồng tính. (2) Nguyên tác là chữ
“bão” nghĩa là ôm. Do tự dạng chữ này rất giống với chữ “báo” nghĩa là
báo đáp nên dễ xảy ra nhầm lẫn. Ý Hồ Ly tiên là nếu không yêu thương
nhau sao có thể trả ơn. (3) Hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa rất phổ biến
trong tiếng Trung. Hai chữ “mật”, “mịch” này có phát âm hoàn toàn giống
nhau nên gây hiểu lầm. (4) “Tầm mịch” nghĩa là tìm kiếm, “mịch thực”
nghĩa là kiếm ăn. (5) Phan An: Một người nổi tiếng đẹp trai thời Tống. Lý
Đỗ: Chỉ hai nhà thơ kiệt xuất thời Đường là Lý Bạch và Đỗ Phủ. (6) Xuân
cung đồ: Tranh miêu tả những cảnh ân ái. (7) Tiên phàm luyến: Câu chuyện
về mối tình giữa chàng phàm nhân Đổng Dũng và Thất tiên nữ trên thiên
đình. (8) Một trong năm lối viết chữ Hán cổ: Hành, lệ, triện, khải, thảo. (9)
Hỉ đản: Người Trung Quốc có tục nhuộm trứng gà thành màu đỏ khi có
việc vui. (1) Cây trâm gây bệnh ôn dịch. (2) Sa bố: Một loại vải dùng để
băng bó vết thương. (1) Bánh bao trong có nước canh, trước khi ăn phải
dùng ống hút hút hết nước. (1) Sương giáng là một trong 24 tiết khí của của
âm lịch Trung Quốc. Đối với Trung Hoa cổ đại, sương giáng có nghĩa là
sương mù xuất hiện. Theo quy ước, tiết Sương giáng là khoảng thời gian
bắt đầu từ khoảng ngày 23, 24 tháng 10, khi kết thúc tiết Hàn lộ và kết thúc
vào khoảng ngày 7, 8 tháng 11 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á
khi tiết Lập đông bắt đầu. (Mọi chú thích đều của người dịch). (2) Giờ
Mão: Từ năm giờ tới bảy giờ sáng hàng ngày. Theo lệ xưa các quan làm
việc từ giờ Mão. (3) Tương truyền khi Phượng Hoàng sắp chết, thường đậu
trên cây ngô đồng, toàn thân bốc cháy, khi lửa cháy hết sẽ sống lại như xưa.
(1) Nói thẳng không kiêng kỵ. (2) Tan thành tro bụi. (1) Lời trong kinh Kim
Cương. (1) Đau hai bên sườn khi thở. (2) Những bức họa quý được cất giấu