và chỉ có thể bị nguyên tắc này kéo lại. Một lần nữa, anh lại quay người
nhưng không có tác dụng, anh không thể bỏ chạy. Với cái gật đầu chấp
nhận, anh tìm trong túi và lấy 1 hoặc 2 đô-la để quyên góp. Bây giờ thì anh
được tự do và cầm “món quà” trong tay cho đến khi gặp một cái thùng rác
để quẳng nó đi.
Hoàn toàn tình cờ, tôi được chứng kiến một cảnh cho thấy nhóm Krishna
đã biết rõ món quà của họ không được mong đợi như thế nào. Khi dành cả
một ngày quan sát những người quyên tiền Krishna tại sân bay quốc tế
Chicago O’Hare cách đây vài năm, tôi để ý thấy một thành viên của nhóm
thường xuyên rời khu vực trung tâm và quay trở lại với nhiều hoa để đưa
cho các “đồng nghiệp”. Tôi quyết định đi theo sau thành viên đó. Chuyến
đi của cô hóa ra lại là lộ trình qua các thùng rác. Cô đi từ thùng rác này tới
thùng rác khác trong khu vực gần nhất và nhặt lại toàn bộ số hoa đã bị
khách vứt đi. Sau đó, cô trở lại với một khay hoa đã được sửa sang và phân
phát cho những thành viên Krishna để những bông hoa này lại bắt đầu một
quy trình đáp trả mang lại lợi nhuận mới. Điều thật sự gây ấn tượng với tôi
là, phần lớn số hoa đó đã mang lại nguồn hiến tặng cho tổ chức Krishna từ
chính những người đã quăng chúng đi. Bản chất của nguyên tắc đáp trả là
như vậy, khiến một món quà tặng mặc dù không được mong đợi và bị
quẳng đi ngay lập tức trở nên có ích và hoàn toàn có thể khai thác được.
Những món quà không mong muốn vẫn có khả năng khiến người khác
cảm thấy biết ơn. Không chỉ Krishna mà rất nhiều tổ chức khác sử dụng thủ
thuật này. Đã bao nhiêu lần chúng ta nhận được những món quà nhỏ qua
thư – các địa chỉ cá nhân, thiệp chúc mừng, móc chìa khóa – từ các tổ chức
từ thiện xin gây quỹ cùng một phiếu đi kèm? Tôi đã nhận được năm món
quà như vậy trong năm qua, hai món quà từ Hội cựu chiến binh và số còn
lại là từ các bệnh viện và trường học truyền giáo. Trong mỗi trường hợp, có
một điểm chung trong những lá thư đi kèm. Hàng hóa gửi kèm có thể được
coi là món quà của tổ chức, và số tiền tôi muốn gửi lại không nên được coi
là sự thanh toán mà chỉ là sự hiến tặng. Như bức thư từ một chương trình
truyền giáo viết, gói thiệp chúc mừng mà tôi nhận được không phải là để