“Dĩ nhiên là có. Christopher đã xem rất nhiều quảng cáo về bộ đồ chơi
này trên chương trình hoạt hình sáng thứ bảy và nói với tôi rằng đây là thứ
nó muốn cho quà Giáng sinh. Tôi cũng xem quảng cáo và thấy nó cũng khá
thú vị nên đã đồng ý”.
“Đánh dấu 1”, anh tuyên bố, “Bây giờ tôi sẽ hỏi cậu câu hỏi thứ hai. Khi
cậu đi mua bộ đồ chơi này, có phải cậu thấy là tất cả các cửa hàng đã bán
hết rồi không?”
“Đúng như vậy! Các cửa hàng nói rằng họ đã đặt thêm một vài bộ nhưng
không biết chắc khi nào sẽ nhận được chúng. Vì vậy, tôi phải mua cho
Christopher một vài món đồ chơi khác để thay thế cho bộ xe lửa điện.
Nhưng tại sao cậu lại biết?”
“Đánh dấu 2”, anh ấy nói, “Hãy để tôi hỏi cậu thêm một câu nữa. Có
phải điều này cũng xảy ra tương tự vào năm ngoái, khi cậu đi mua con rô-
bốt không?”
“Đợi một phút thôi… Cậu nói đúng. Đó là những gì đã xảy ra. Điều này
thật không thể tin được. Làm sao cậu biết?”
“Không có một sức mạnh siêu linh, huyền bí nào cả. Tôi tình cờ biết
được cách thức mà một vài công ty đồ chơi lớn nâng doanh thu bán hàng
vào tháng 1 và tháng 2. Trước Giáng sinh, họ tung ra những quảng cáo hấp
dẫn trên tivi cho một vài loại đồ chơi đặc biệt. Thông thường, lũ trẻ muốn
có chúng và đòi bố mẹ hứa sẽ mua cho mình vào dịp Giáng sinh. Bây giờ
chính là lúc các bậc thiên tài lập kế hoạch của các công ty bước vào cuộc:
họ cung cấp cho các cửa hàng các loại đồ chơi đó nhưng sẽ rất hạn chế số
lượng. Đa số các bậc phụ huynh sẽ thấy những loại đồ chơi đó đã bán hết
và họ buộc phải mua cho con những món đồ chơi khác với giá tiền ngang
nhau. Dĩ nhiên, các nhà sản xuất đồ chơi đã cung cấp cho các cửa hàng vô
số loại đồ chơi thay thế. Sau Giáng sinh, các công ty lại cho phát quảng cáo
về những loại đồ chơi đặc biệt. Điều này kích thích những đứa trẻ muốn có
được chúng hơn bao giờ hết. Chúng chạy đến bên bố mẹ và rên rỉ: ‘Bố mẹ