đã hứa mà, đã hứa mà’ và những người lớn với đầy ý thức trách nhiệm lê
bước đến cửa hàng để giữ trọn lời hứa của mình”.
“Tại nơi đó”, tôi nói, bắt đầu giận sôi lên, “họ gặp những bậc phụ huynh
khác mà mình đã không gặp trong một năm và cùng rơi vào một cái bẫy, có
đúng vậy không?”
“Đúng như vậy. Mà cậu định đi đâu đấy?”
“Tôi đem trả lại bộ xe lửa điện cho cửa hàng ngay bây giờ”, tôi quá tức
giận, gần như đang hét lên.
“Đợi đã. Trước tiên hãy nghĩ, tại sao cậu lại mua bộ đồ chơi này vào
sáng nay?”
“Bởi vì tôi không muốn làm Christopher thất vọng và tôi muốn dạy cho
nó phải biết giữ lời hứa”.
“Thế đấy, có chút gì thay đổi trong lý do của cậu không? Nếu như cậu
lấy lại món đồ chơi của thằng bé ngay bây giờ, nó sẽ không hiểu tại sao. Nó
sẽ chỉ biết rằng bố của nó đã không giữ lời hứa với nó. Đó có phải là những
gì cậu muốn không?”
“Tôi không muốn như vậy”, tôi nói và thở dài, “Vì vậy, cậu nói với tôi
rằng trong hai năm qua, họ đã thu được gấp đôi lợi nhuận từ tôi và tôi sẽ
không bao giờ biết được điều này; và bây giờ với những gì tôi đã làm, tôi
vẫn bị mắc bẫy – bằng chính lời nói của mình. Vì vậy, điều mà cậu sẽ thật
sự nói với tôi là, “Đánh dấu 3’”.
Anh ấy gật đầu: “Và cậu đã thua”.
Lời cam kết là yếu tố then chốt
Khi chúng ta nhận ra sức mạnh ghê gớm của sự nhất quán trong việc
điều khiển hành động của con người, ngay lập tức nảy sinh một câu hỏi
thực tế quan trọng: sức mạnh đó được cam kết như thế nào? Cái gì đã sinh
ra bấm vào để kích hoạt những tiếng kêu ro ro của cuộn băng nhất quán đầy
quyền lực? Các nhà tâm lý học xã hội cho rằng câu trả lời chính là lời cam
kết. Nếu như tôi có thể khiến bạn đưa ra một lời cam kết (đưa ra một quan