NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 231

Đọc và giải mã huyền thoại

HUYỀN THOẠI được tiếp nhận như thế nào? Ở đây một lần nữa phải

trở về với tính chất hai mặt trong cái biểu đạt của huyền thoại, vừa là nghĩa
vừa là hình thức. Tuỳ theo xem xét trên cơ sở mặt này hay mặt kia hoặc cả
hai mặt cùng một lúc, tôi sẽ tạo ra ba kiểu đọc khác nhau

*

.

1.

Nếu tôi vận dụng trên cơ sở quan niệm cái biểu đạt trống rỗng,
tôi sẽ để cho khái niệm lấp đầy hình thức của huyền thoại chẳng
lưỡng lự gì, và thế là tôi lại đứng trước một hệ thống đơn giản,
trong đó sự biểu đạt lại trở thành nghĩa đen: anh da đen chào cờ
là một thí dụ về tính chất đế quốc Pháp, anh ta là biểu tượng của
tính chất đế quốc ấy. Đó là cách vận dụng, chẳng hạn, của người
tạo ra huyền thoại, của biên tập viên báo chí xuất phát từ một
khái niệm và tìm cho nó một hình thức

*

.

2.

Nếu tôi vận dụng trên cơ sở quan niệm cái biểu đạt đầy ắp, trong
đó tôi phân biệt rõ ràng nghĩa với hình thức, và từ đấy thấy rõ
hình thức làm biến dạng nghĩa ra sao, tôi tháo dỡ sự biểu đạt của
huyền thoại, tôi tiếp nhận huyền thoại như sự lừa bịp: anh da đen
chào cờ trở thành ngoại hiện của tính chất đế quốc Pháp. Đây là
kiểu vận dụng của nhà huyền thoại học: ông ta giải mã huyền
thoại, ông ta thấu hiểu sự biến dạng.

3.

Cuối cùng, nếu tôi vận dụng trên cơ sở quan niệm cái biểu đạt
của huyền thoại như một tổng thể không thể tách rời của nghĩa và
hình thức, tôi tiếp nhận một sự biểu đạt nhập nhằng: tôi đáp ứng
với cơ chế cấu thành của huyền thoại, với tính năng động đặc thù
của nó, tôi trở thành người đọc huyền thoại: anh da đen chào cờ
không còn là thí dụ, hay biểu tượng nữa, càng không phải là
ngoại hiện: anh ta chính là sự hiện diện của tính chất đế quốc
Pháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.