NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 240

nhất chống lại huyền thoại có lẽ là huyền thoại hoá nó đi, là sản sinh ra một
huyền thoại giả tạo: và cái huyền thoại tái tạo ấy sẽ là huyền thoại thật sự.
Bởi lẽ huyền thoại đánh cắp ngôn ngữ, tại sao lại không đánh cắp huyền
thoại? Để làm được điều này sẽ chỉ cần biến bản thân huyền thoại thành
điểm xuất phát của một chuỗi ký hiệu thứ ba, xem sự biểu đạt của nó như
vế thứ nhất của huyền thoại thứ hai. Văn chương cung cấp vài thí dụ lớn về
những huyền thoại giả tạo ấy. Tôi sẽ nêu lên ở đây thí dụ về cuốn Bouvard
và Pécuchet
của Flaubert. Có thể gọi đấy là một huyền thoại thực nghiệm,
huyền thoại ở cấp độ hai. Bouvard và anh bạn Pécuchet tiêu biểu cho một
tầng lớp tư sản nào đó (song lại xung đột với các tầng lớp tư sản khác);
diễn ngôn của họ đã là ngôn từ huyền thoại: ngôn ngữ họ nói đúng là có
một nghĩa, nhưng nghĩa ấy lại là hình thức trống rỗng của một cái được
biểu đạt thuộc khái niệm, cái được biểu đạt ấy ở đây là kiểu ăn nói cầu kỳ
không biết chán: sự bắt gặp giữa nghĩa và khái niệm tạo thành, trong hệ
thống huyền thoại ấy, một sự biểu đạt đó là lối khoa trương của Bouvard và
Pécuchet. Chính đây là chỗ (tôi chẻ nhỏ ra do nhu cầu của phân tích)
Flaubert can thiệp: ông sẽ xếp chồng lên hệ thống huyền thoại đầu tiên vốn
đã là hệ thống ký hiệu thứ hai, một chuỗi thứ ba, trong đó mắt xích thứ nhất
sẽ là sự biểu đạt, hoặc vế kết thúc, của huyền thoại đầu tiên: lối khoa
trương của Bouvard và Pécuchet sẽ trở thành hình thức của hệ thống mới;
khái niệm ở đây sẽ do chính Flaubert đề xuất, do ông nhìn vào cái huyền
thoại mà Bouvard và Pécuchet đã xây dựng cho họ: đó sẽ là bản tính háo
hức của họ, là tình trạng không thoả mãn của họ, là sự chuyển đổi liên miên
thử nghiệm hết lĩnh vực này sang lĩnh vực khác của họ, tóm lại là cái mà tôi
rất muốn gọi là tính-chất-Bouvard-và-Pécuchet (nhưng tôi cảm thấy sấm
sét ở chân trời). Còn sự biểu đạt cuối cùng thì đó là tác phẩm, là Bouvard
và Pécuchet
đối với chúng ta. Sức mạnh của huyền thoại thứ hai là thiết lập
huyền thoại đầu tiên thành thứ ngây ngô để nhìn vào. Flaubert đã thực sự
làm công việc phục chế khảo cổ học một ngôn từ huyền thoại: đó là Viollet-
le-Duc

*

của một ý thức hệ tư sản nào đó. Nhưng không ngây thơ bằng

Viollet-le-Duc, ông đã bố trí vào công trình phục chế của ông những thứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.