NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 241

trang trí bổ sung để người ta khỏi lầm tưởng đấy là nguyên bản: những thứ
trang trí ấy (chính là hình thức của huyền thoại thứ hai) là thuộc lĩnh vực
giả thiết: có sự tương đương về ký hiệu học giữa việc phục chế bằng thức
giả định (mode subjonctif) những lời ăn tiếng nói của Bouvard và Pécuchet
với chủ nghĩa háo hức của họ

*

.

Công lao của Flaubert (và của tất cả những huyền thoại giả tạo: có các

huyền thoại giả tạo đáng chú ý trong tác phẩm của Sartre), là đã đem lại
cho vấn đề chủ nghĩa hiện thực lối thoát ký hiệu học rõ ràng. Đó là công
lao chắc hẳn chưa hoàn thiện, bởi vì hệ tư tưởng của Flaubert, theo ông
người tư sản chỉ là sự xấu xa về mỹ học, chẳng có gì là hiện thực cả. Nhưng
ít ra ông cũng đã tránh được cái tội to lớn trong văn chương là lẫn lộn cái
hiện thực về mặt tư tưởng học và cái hiện thực về mặt ký hiệu học. Là hệ tư
tưởng, chủ nghĩa hiện thực trong văn chương tuyệt đối không phụ thuộc
vào ngôn ngữ mà nhà văn nói. Ngôn ngữ (langue) là một hình thức, nó
không thể là hiện thực hay phi hiện thực. Nó chỉ có thể là có tính huyền
thoại hay không, hoặc nữa có thể là chống-huyền-thoại, như trong Bouvard
và Pécuchet.
Vả chăng, rất tiếc là chẳng hề có sự đối lập nào giữa chủ
nghĩa hiện thực và huyền thoại. Ta biết rằng văn chương “hiện thực” của
chúng ta cũng thường có tính huyền thoại đấy thôi (cho dù có lẽ đấy chỉ là
huyền thoại thô thiển của chủ nghĩa hiện thực), và văn chương “phi hiện
thực” của chúng ta chí ít có giá trị ở chỗ chẳng có tính huyền thoại bao
nhiêu đấy thôi. Rõ ràng khôn ngoan có lẽ là nên xác định chủ nghĩa hiện
thực của nhà văn như vấn đề về căn bản thuộc hệ tư tưởng. Tất nhiên chẳng
phải là hình thức không có trách nhiệm đối với hiện thực. Nhưng trách
nhiệm ấy chỉ có thể đo lường được bằng các thuật ngữ ký hiệu học. Một
hình thức chỉ có thể được phán xét (bởi vì có kiện cáo đấy) như sự biểu đạt,
chứ không phải như sự diễn tả. Ngôn ngữ của nhà văn không phải lãnh
trách nhiệm thể hiện thực tại, mà là biểu đạt nó. Điều này chắc sẽ buộc phê
bình phải sử dụng hai phương pháp phân biệt rạch ròi: cần phải xem xét
chủ nghĩa hiện thực của nhà văn hoặc như thực thể tư tưởng (chẳng hạn:
những yếu tố mác-xít trong tác phẩm của Brecht), hoặc như giá trị ký hiệu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.