NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 38

hé nhìn thấy sự cần thiết đối với nghệ thuật xã hội chủ nghĩa là luôn luôn
nắm bắt con người vào hôm trước của Cách mạng, nghĩa là con người đơn
độc, còn mù mờ, sắp bừng tỉnh với ánh sáng cách mạng do những nỗi bất
hạnh “bản chất” quá đáng của mình. Bằng cách giới thiệu người thợ đã
tham gia vào cuộc đấu tranh có ý thức, dưới ánh sáng của Sự nghiệp và của
Đảng, các tác phẩm khác nói lên được thực tế chính trị cần thiết, nhưng
không có sức mạnh thẩm mỹ.

Vả chăng Charlot, phù hợp với quan niệm của Brecht, phô bày cái đui

mù của mình với công chúng, khiến công chúng đồng thời thấy người mù
và cuộc trình diễn của anh ta; trông thấy ai đó không nhìn thấy gì, đó là
cách tốt nhất để thấy rõ mồn một cái mà người đó không nhìn thấy: vì thế ở
Guignol, chính là bọn trẻ con đã bảo cho Guignol biết cái mà anh ta vờ như
không nhìn thấy. Chẳng hạn, Charlot trong ngục, được bọn lính canh chiều
chuộng, sống cuộc sống lý tưởng của một tiểu tư sản Mỹ: ông ta ngồi
khoanh chân, đọc báo dưới bức chân dung của Lincoln

*

, nhưng thái độ tự

mãn ung dung của tư thế ngồi làm mất hết giá trị của cuộc sống ấy, khiến ta
thấy không thể nào vào đó nương náu mà chẳng nhận ra sự tha hoá mới của
cuộc sống nơi đây. Những lớp hào nhoáng thế là bị vô hiệu hoá, và người
nghèo không ngừng bị cắt đứt khỏi những cám dỗ của mình. Tóm lại, với
mục đích ấy mà con người – Charlot thắng được tất cả: chính vì con người
đó thoát khỏi tất cả, gạt bỏ hết mọi thứ, và bao giờ cũng chỉ thể hiện con
người trong con người mà thôi. Tình trạng vô chính phủ của con người đó,
về mặt chính trị còn phải bàn cãi, nhưng trong nghệ thuật có lẽ được xem là
hình thái hiệu quả nhất của cách mạng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.