Dominici hay thắng lợi của Văn chương
TOÀN BỘ phiên toà xử Dominici
đã diễn ra dựa trên một quan niệm
nào đấy về tâm lý, dường như ngẫu nhiên đấy là quan niệm Văn chương
hợp truyền thống. Các bằng chứng cụ thể thì không rõ hoặc mâu thuẫn,
người ta phải viện đến các bằng chứng tinh thần; và lấy các bằng chứng ấy
ở đâu nếu không phải là ngay trong tâm tính của những kẻ buộc tội? Thế là
người ta đã dựng lại theo trí tưởng tượng, chẳng chút hoài nghi, những
động cơ và chuỗi nối tiếp các hành vi; người ta đã làm như các nhà khảo cổ
kia đi nhặt nhạnh từng viên đá cũ kỹ từ các ngóc ngách của khu vực khai
quật, rồi dùng thứ xi măng hoàn toàn hiện đại của họ gắn dựng lại một
hương án tinh tế của Sésostris
, hoặc hơn nữa tái dựng lại một tôn giáo đã
chết hai ngàn năm về trước bằng cách khai thác kho tri thức cổ của nhân
loại, thực ra chỉ là tri thức của họ, được soạn thảo trong các nhà trường của
nền Đệ tam Cộng hoà
Cũng vậy đối với “tâm lý” của ông lão Dominici. Có đúng đấy là tâm
lý của lão không? Chẳng ai biết. Nhưng người ta có thể tin chắc rằng đó
đúng là tâm lý của ngài chánh án toà thượng thẩm hoặc của ngài chưởng lý.
Hai tâm tính ấy, tâm tính của ông lão nông thôn vùng núi Alpes và tâm tính
của viên chức xét xử, có cùng một cơ chế hay không? Chắc chắn quá đi rồi.
Tuy nhiên chính là nhân danh tâm lý “phổ biến” mà lão Dominici đã bị kết
án: bước ra từ vùng trời thú vị của các tiểu thuyết tư sản và của tâm lý bản
chất luận, Văn học vừa đưa một con người lên đoạn đầu đài. Các bạn hãy
nghe ngài chưởng lý: “Sir Jack Drummond, tôi đã thưa với các vị, lúc ấy
run sợ. Nhưng ông ấy biết rằng cách tốt nhất để tự bảo vệ, là cứ tấn công.
Thế là ông đã lao vào con người dữ tợn đó và tóm lấy cổ lão. Chẳng có nói
đi nói lại. Nhưng đối với Gaston Dominici, riêng cái việc người ta muốn
đánh gục lão xuống đất là không thể tưởng tượng được. Về thể lực lão đã
không thể chịu đựng nổi cái sức mạnh bất ngờ lao tới.” Nghe có lý lắm như
đền thờ Sésostris, như Văn chương của ông Genevoix
. Duy có điều xây
dựng khảo cổ học hoặc tiểu thuyết trên một cái “Tại sao không?” thì chẳng