bắt buộc, ôi chao, phải có cái tâm lý của thứ ngôn ngữ người ta dạy cho
họ). Đơn giản chỉ là hai cái cá biệt đối chọi nhau. Nhưng một trong hai cá
biệt ấy có danh vọng, luật pháp và sức mạnh về phía mình.
Và cái ngôn ngữ “phổ biến” ấy đến áp đặt đúng lúc tâm lý các ông
thầy: tâm lý đó cho phép nó luôn xem ngôn ngừ kia như một đối tượng,
đồng thời vừa miêu tả vừa kết án ngôn ngữ ấy. Đó là một thứ tâm lý tính từ,
nó chỉ biết gán cho các nạn nhân của nó những thuộc tính, chẳng cần biết
đến tất cả những gì thuộc hành vi ngoài phạm trù tội lỗi mà người ta cố tình
gán cho. Các phạm trù ấy là phạm trù của hài kịch cổ điển hoặc của một
chuyên luận về thuật chiết tự: theo đó, con người huênh hoang, nóng nẩy,
ích kỷ, ranh mãnh, trụy lạc, khắc nghiệt chỉ tồn tại trong xã hội như những
“tính cách”, ít nhiều dễ dàng xếp vào loại này hay loại kia, và ít nhiều kính
cẩn phục tùng. Tâm lý vụ lợi ấy chẳng cần biết đến trạng thái ý thức, nhưng
lại làm như xem xét hành vi xuất phát từ ý thức có trước, xuất phát từ “tâm
hồn” vốn có; tâm lý ấy phán xét con người như một “ý thức” mà chẳng hề
bối rối là thoạt đầu đã miêu tả con người như một đối tượng.
Vả chăng cái tâm lý ngày nay nhân danh nó người ta rất có thể chặt
đầu các bạn lại bắt nguồn trực tiếp từ nền văn học truyền thống của chúng
ta, mà người ta gọi theo phong cách tư sản là văn học của Tư liệu sống.
Chính là nhân danh tư liệu sống mà lão Dominici đã bị kết án. Công lý và
văn chương đã đi vào liên kết với nhau, đã trao đổi với nhau những kỹ
thuật cũ kỹ của chúng, thế là để lộ ra sự đồng nhất của chúng, tiếp tay cho
nhau một cách trơ trẽn. Phía sau các quan toà, trong những chiếc ghế ngà,
là những nhà văn (Giono, Salacrou
). Trên bàn công tố, là quan toà ư?
Không, một “người viết truyện tuyệt vời” đấy, vốn có “tài trí không thể phủ
nhận” và “nhiệt hứng” chói lọi (theo lời khen ngợi rất chướng mà báo Le
Monde ban cho ngài chưởng lý toà thượng thẩm). Ngay cảnh sát ở đây
cũng bắt đầu đi vào viết lách. (Một viên sĩ quan cảnh sát: “Tôi chưa bao giờ
thấy một kẻ nói dối nào khéo đóng kịch hơn, một tay chơi bời nào đa nghi
hơn, một kẻ dựng chuyện nào buồn cười hơn, một tay láu lỉnh nào xảo trá
hơn, một ông lão bẩy mươi nào vui nhộn hơn, một tên chuyên chế nào tự