NHỮNG HUYỀN THOẠI - Trang 52

tin hơn, một gã tính toán nào quỷ quyệt hơn, một kẻ giả dối nào lắm mưu
nhiều mẹo hơn… Gaston Dominici, đó là một Frégoli

*

kỳ lạ có tâm tính

của loài người và ý nghĩ của loài vật. Vị lão trượng giả hiệu của Trần gian
ấy không chỉ có nhiều mà có cả trăm bộ mặt!”) Những tương phản, những
ẩn dụ, những bay bướm, đó là tất cả phép tu từ trong nhà trường được tung
ra ở đây để buộc tội ông lão chăn cừu. Công lý đã khoác cái mặt nạ của văn
chương hiện thực, của truyện dân dã, trong khi chính văn chương lại đến
phòng xử án để tìm những tư liệu “nhân bản” mới, để thu lượm một cách
vô tư trên khuôn mặt của bị cáo và của những nghi can ánh phản chiếu của
một tâm lý là thứ mà công lý đã áp đặt lên khuôn mặt ấy từ trước.

Duy có điều, đối diện với thứ văn chương mãn nguyện (luôn được

xem là văn chương của “cái thật” và của “cái nhân bản”) còn có văn
chương của giằng xé: vụ án Dominici cũng đã là thứ văn chương ấy. Ở đây
đã chỉ có những nhà văn khát khao cái thật và những nhà kể chuyện xuất
sắc mà nhiệt hứng “chói lọi” lôi cuốn đầu óc mọi người; dù mức độ phạm
tội của bị cáo là thế nào đi nữa, cũng vẫn có nỗi khiếp sợ mà tất cả chúng ta
đều bị đe doạ, nỗi khiếp sợ bị xét xử bởi một quyền lực chỉ muốn nghe thứ
ngôn ngữ mà nó gán cho chúng ta. Tất cả chúng ta đều tiềm tàng có thể là
Dominici, không phải những kẻ sát nhân, mà là những bị cáo bị truất mất
ngôn ngữ, hoặc tệ hơn nữa, bị bịa đặt, bị hạ nhục, bị kết án bằng ngôn ngữ
của những kẻ buộc tội chúng ta. Nhân danh chính ngôn ngữ để đánh cắp
ngôn ngữ của một người, mọi vụ sát nhân hợp pháp đều bắt đầu từ đấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.