cha xứ đi bằng thuyền đến nhà thờ, một gia đình đi mua sắm đồ thiết dụng
bằng ca nô.
Thêm vào loại chuyện kỳ dị ấy là niềm háo hức xây dựng lại thôn làng
hoặc khu phố, tạo cho nó những con đường mới, xử sự đại khái như ở trên
sân khấu, biến đổi huyền thoại trẻ thơ về túp lều tranh, bằng cách khó tiếp
cận ngôi nhà – chốn nương thân, nó được chính làn nước bảo vệ như một
pháo đài hay một toà lâu đài ở Venise. Điều ngược đời, lũ lụt đã tạo nên
một thế giới dễ sử dụng hơn, có thể điều khiển một cách khoái trá như khi
trẻ con sắp xếp, khám phá và thích thú chơi đồ chơi. Các ngôi nhà chỉ còn
là những hình lập phương, các đường sắt chỉ còn là những tuyến tách biệt,
các gia súc chỉ còn là những bầy đàn di dời, và chính là con tàu nhỏ, thứ đồ
chơi tuyệt vời nhất của thế giới trẻ thơ, đã trở thành phương thức sở hữu cái
không gian được bày ra, trải ra và không còn cắm sâu bén rễ nữa.
Nếu ta chuyển từ các huyền thoại về cảm giác sang các huyền thoại về
giá trị, lũ lụt vẫn giữ được phần háo hức như thế: báo chí đã có thể triển
khai rất dễ dàng động lực của tình đoàn kết và ngày này qua ngày khác nói
đến lũ lụt như một sự kiện tập hợp mọi người lại với nhau. Điều đó chủ yếu
liên quan đến tính chất dự báo của tai hoạ: chẳng hạn báo chí đã sôi nổi và
năng nổ dự kiến trước lũ lụt sẽ tới đỉnh điểm vào ngày nào; cái thời hạn tai
hoạ ập đến xem ra có vẻ khoa học, đã tập hợp được mọi người để bàn giải
pháp chống chọi hợp lý: đắp đập, trét các lỗ hổng, sơ tán, vẫn là sự hối hả
háo hức như thu dọn thóc lúa hoặc quần áo phơi khi sắp có cơn dông, như
nhấc cầu rút trong một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu, tóm lại là chống chọi với
tự nhiên chỉ bằng thứ vũ khí là chạy đua với thời gian.
Đe doạ Paris, lũ lụt cũng đã có thể hoà mình chút ít vào huyền thoại
năm bốn mươi tám
: dân chúng Paris đã dựng các “chướng ngại vật”, họ đã
bảo vệ thành phố của mình bằng những viên đá lát đường chống lại dòng
sông kẻ thù. Phương thức kháng cự truyền thuyết ấy đã có sức quyến rũ lớn
lao, được tán dương bằng cả loạt hình ảnh nào là tường ngăn chặn, nào là
chiến hào, nào là thành luỹ bằng cát trẻ con dựng trên bờ bãi để chạy đua
chống lại nước tràn tới. Như thế còn hay hơn là bơm nước từ các căn hầm