“Một tối thật tốt để chuồn,” Orlick nói. “Chúng ta sẽ khó mà bắn hạ
một con chim thoát tù sổ lồng vào tối nay.”
Chủ đề này làm tôi chú ý, và tôi im lặng ngẫm nghĩ về nó. Ông
Wopsle, vào vai ông bác bị lấy oán trả ân trong vở bi kịch vừa được đọc lúc
tối, bắt đầu trầm tư thành tiếng trong khu vườn của ông này tại Camberwell.
Orlick, hai tay đút túi, hai vai nặng nề thõng xuống bước đi bên cạnh tôi.
Trời lúc đó tối mịt, ướt sũng, mặt đất đầy bùn lầy lội, vậy là chúng tôi bì
bõm lần bước. Thỉnh thoảng, tiếng đại bác nổ báo hiệu lại vang vọng tới
chúng tôi, và thêm một lần nữa rền vang dọc con sông. Tôi thu mình vào với
những ý nghĩ của bản thân. Ông Wopsle chết êm ái tại Camberwell, rồi hào
hứng liều mình ở Bosworth Field, rồi chìm vào cơn đau đớn tột cùng ở
Glastonbury
. Orlick thỉnh thoảng lại lẩm bẩm, “Đập búa xuống, đập búa
xuống - Clem Già! Với tiếng choang choang cho sắt cứng! - Clem Già!” Tôi
nghĩ anh ta đã uống rượu, nhưng anh ta chưa say.
Wopsle đang trích dẫn lại một số cảnh trong các vở kịch. Bác của George Barnwell có màn độc thoại
ở Camberwell; Richard III trong kịch Shakespeare chết trong trận Bosworth tại Bosworth Field;
Glastonbury có lẽ liên quan tới cái chết của vua John trong vở kịch cùng tên của Shakespeare.
Cứ như thế, chúng tôi về đến làng. Con đường vào làng đưa chúng
tôi đi ngang qua quán Ba Thủy Thủ Vui Vẻ, và chúng tôi ngạc nhiên khi
thấy - lúc này đã mười một giờ - nơi này xôn xao nhộn nhip, cửa ra vào mở
toang, những ngọn nến không mấy khi thấy vào giờ này đã được vội vã thắp
lên đặt rải rác bên trong. Ông Wopsle lao vào hỏi xem có chuyện gì (và đoán
là một tên tù vượt ngục đã bị bắt) nhưng rồi lại vội vàng chạy ra.
“Có chuyện không hay rồi,” ông nói, chân vẫn không dừng lại, “ở
nhà cháu, Pip. Tất cả chạy nhanh lên nào!”
“Cái gì vậy ạ?” tôi hỏi, cố bám kịp ông. Bên cạnh tôi Orlick cũng
đang chạy.
“Ta cũng không hiểu nữa. Có vẻ như nhà cháu đã bị phá cửa xông
vào khi Joe Gargery ra ngoài. Có lẽ là bọn tù vượt ngục. Có người đã bị tấn
công và bị thương.”