đến cuối buổi, và tôi ra khỏi rạp, vào quán giải khát Procope, tại đó tôi
gặp Boissy
và vài người khác, chắc cũng chán ngán như tôi. Tại đó,
tôi đường hoàng nói lên lỗi lầm của mình, thú nhận một cách khiêm
nhường hay kiêu hãnh mình là tác giả của vở kịch, và bàn về nó như
tất cả mọi người đang nghĩ về nó. Mọi người rất tán thưởng lời thú
nhận công khai của tác giả một vở kịch kém cỏi đang thất bại, và tôi
thấy mình rất ít khổ tâm vì lời thú nhận này. Thậm chí tôi còn thấy
lòng tự tôn được đền bù do đã can đảm thú nhận, và tôi cho rằng trong
trường hợp này thì nói ra đáng tự hào hơn là im tiếng để hổ thẹn một
cách ngu dại. Tuy nhiên, vì tin chắc rằng vở kịch, mặc dù lạnh lẽo khi
trình diễn, song đọc lên lại nghe được, nên tôi cho in ra, và ở lời tựa,
một trong những bài viết tốt của tôi, những nguyên lý tôi đê ra bắt đầu
được bộc lộ rõ hơn đôi chút so với những gì trước đó.
Chẳng bao lâu sau tôi có cơ hội triển khai hoàn toàn những
nguyên lý ấy ở một công trình quan trọng hơn; vì chính trong năm
1753 này, xuất hiện chương trình của Viện Hàn lâm Dijon về Nguồn
gốc của sự bất bình đẳng giữa người với người, xúc động vì vấn đề
lớn đó, tôi ngạc nhiên sao Viện Hàn lâm này lại dám đề xuất; nhưng,
bởi Viện đã có sự can đảm ấy, thì tôi rất có thể có can đảm luận giải
vấn đề và tôi liền tiến hành.
Để thoải mái nghiền ngẫm vấn đề lớn này, tôi đi Saint-Germain
chơi bảy tám ngày, cùng với Thérèse, với bà chủ nhà, một phụ nữ hiền
lành, và một người bạn của bà. Tôi coi chuyến dạo chơi này là một
trong những chuyến thú vị nhất đời mình. Thời tiết rất đẹp; những
người phụ nữ hiền lành đảm trách việc chi tiêu và chăm sóc; Thérèse
vui chơi cùng họ; còn tôi, chẳng lo lắng gì, đến nô đùa thoải mái vào
các giờ ăn. Toàn bộ thời gian còn lại trong ngày, đi sâu vào rừng, tôi
tìm kiếm, tôi thấy được hình ảnh của thời buổi nguyên thủy mà tôi tự
hào thuật lại lịch sử; tôi đập tan những điều dối trá nhỏ mọn của con
người; tôi dám vạch trần bản chất của họ, lần theo bước tiến triển của