tu sĩ giả nhân giả nghĩa nào đó điều khiển, cư xử rất tệ với người con
thứ, bị bà lên án là vô tôn giáo, thậm chí mắc tội không thể dung tha là
có liên hệ với tôi. Đó là những mối bất bình khiến anh muốn đoạn
tuyệt với mẹ và quyết định như tôi vừa nói, tất cả để làm tiểu Émile.
Lo sợ vì sự cuồng nhiệt này, tôi vội viết thư cho anh để khuyên
anh thay đổi quyết định, và tôi đưa toàn bộ sức mạnh mà mình có khả
năng vào những lời khuyến cáo: những lời đó được nghe theo. Anh trở
lại bổn phận đối với mẹ, và rút đơn xin giải ngũ đã nộp cho vị đại tá,
mà ông thận trọng không sử dụng, để anh có thời gian suy nghĩ kỹ
hơn. Tỉnh khỏi những điên rồ, Saint-Brisson bèn làm một sự điên rồ
khác ít chướng hơn một chút, nhưng cũng chẳng mấy hợp sở thích của
tôi: đó là sáng tác. Anh ra liên tiếp hai ba cuốn sách mỏng, cho thấy
chẳng phải anh không cổ tài, nhưng tôi sẽ không phải tự trách là đã
khen ngợi anh nhiều để khuyến khích anh theo đuổi sự nghiệp này.
Ít lâu sau, anh tới thăm tôi và chúng tôi cùng nhau hành hương
đến đảo Saint-Pierre. Trong chuyến đi này tôi thấy anh khác với khi
gặp ở Montmorency trước đây. Anh có cái gì đó kiểu cách, mới đầu tôi
không thấy chướng lắm, nhưng từ đó tôi hay nhớ lại. Anh còn đến
thăm tôi một lần nữa ở biệt thự Saint-Simon, khi tôi qua Paris để sang
Anh. Tại đó tôi được biết, điều mà anh đã không nói với tôi, là anh
sống trong các giới thượng lưu quyền quý, và gặp gỡ bà De
Luxembourg khá thường xuyên. Anh không cho tôi thấy một tăm hơi
nào ở Trye và không nhắn gì cho tôi qua họ hàng của anh là cô
séguier, láng giềng của tôi và là người chưa bao giở tỏ ra có nhiều
thiện ý với tôi. Tóm lại, sự mê say của Saint-Brisson chấm dứt đột
ngột, giống như quan hệ của ông De Feings; nhưng ông này không nợ
gì tôi hết, còn người kia nợ tôi điều gì đó, trừ phi những chuyện dại
dột mà tôi đã ngăn anh thực hiện chỉ là một trò đùa của anh: điều này,
kỳ thực, rất có thể.
Tôi cũng có rất nhiều người từ Genève đến thăm, cha con De Luc
kế tiếp nhau chọn tôi làm hộ lý: cha thì dọc đường lâm bệnh, con ốm