Đông Dương (y vừa nói vừa lấy ngón tay vẽ một bản địa đồ trên mặt bàn)
kiếm cách gây nên những sự rối loạn".
Mặc dầu những lời doạ dẫm của Xa–rô, ông Nguyễn vẫn tìm đường qua
Trung Quốc để về nước. Mục đích của ông trở về nước là để truyền bá lý
trưởng mà ông đã học ở Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái.
* * *
Bây giờ ông Nguyễn ở Trung Quốc, ông bắt đầu đi bán thuốc lá và bán
báo để sống. Khi mới đến, ông Nguyễn còn cảm thấy tiếng vang của một
việc xảy ra ở Quảng Châu. Mấy tháng trước đây, một thanh niên cách mạng
Việt Nam, Phạm Hồng Thái, đã ném một quả bom vào Méc–lanh đến Sa
Diện, một tô giới quốc tế gần Quảng Châu. Méc–lanh thoát chết. Nhưng
liệt sĩ Phạm Hồng Thái phải tự vẫn trên sông Châu Giang.
Việc đó tuy nhỏ, nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc,
như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân.
Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp càng ra sức bóc lột
Đông Dương. Chương trình bóc lột này được dự tính tỷ mỉ trong quyển
sách của An–be Xa–rô (Albert Sarraut): Khai thác thuộc địa. Toàn thể nhân
dân đau khổ vì sự bóc lột đó. Thuế má và tạp dịch tăng lên. Ruộng đất của
nhiều làng bị bọn chủ đồn điền Pháp chiếm đoạt. Pháp thi hành chính sách
gây nạn đói để làm cho nông dân bần cùng. Giai cấp tư sản và giai cấp tiểu
tư sản Việt Nam bị nghẹt thở vì sự áp bức nặng nề của tư bản thuộc địa.
Một giai cấp thợ thuyền mới ra đời. Từ 1862, tiếng súng kíp của đội quân
Cần Vương chống với đại bác của bọn xâm lược Pháp, cuộc chiến đấu đó
vẫn tiếp tục. Nó tiếp tục năm 1885 dưới sự lãnh đạo của cụ Phan Đình
Phùng, năm 1887 dưới sự lãnh đạo của cụ Hoàng Hoa Thám, năm 1917
dưới sự lãnh đạo của ông Lương Ngọc Quyến và nhiều nhà chí sĩ khác, có
một lúc tạm yên sau Đại chiến lần thứ nhất. Và bây giờ tiếng bom của
Phạm Hồng Thái đã nhóm lại ngọn lửa chiến đấu.
Trung Quốc cũng bị các tập đoàn quân phiệt chia sẻ bọn này được đế
quốc giúp đỡ. Nhưng lòng yêu nước của nhân dân Trung Quốc bắt đầu thức